Tin tức

Gỗ ghép là gì, có mấy loại? Đặc điểm và ứng dụng của gỗ ghép công nghiệp

Gỗ ghép là gì

Gỗ ghép là gì? Có mấy loại gỗ ghép? Đặc điểm và ứng dụng của gỗ ghép như thế nào? Bạn đã biết chưa? Nếu bạn chưa biết thì hãy tìm hiểu cùng Nội thất Kama với bài viết dưới đây nhé.

Gỗ ghép là gì ?

Gỗ ghép là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên và có kích thước nhỏ thành những tấm lớn hơn nhờ keo kết dính và quy trình ghép hiện đại. Vì thế gỗ ghép vẫn mang lại vẽ đẹo của gỗ tự nhiên, từ màu sắc đến đường vân. Không những thế, gỗ ghép còn có thêm những ưu điểm của gỗ công nghiệp như độ bền cơ lý, khả năng chống thấm, chịu lực tốt hơn. Gỗ ghép công nghiệp còn có tên gọi khác là gỗ ghép thanh hay ván ghép thanh.

Cấu tạo và đặc điểm của gỗ ghép công nghiệp

Như đã giới thiệu ở trên, gỗ ghép thanh lấy nguyên liệu chính từ những thanh gỗ tư nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép công nghiệp (gỗ ghép thanh). Các loại gỗ có thể tạo nên gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ.

Những thanh gỗ nhỏ như gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ trẩu thường được ghép lại với nhau thành tấm. Thường thì gỗ ghép có độ dày là 12mm hoặc 18mm. Ngoài ra để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

Gỗ ghép

Gỗ ghép

Những cách ghép gỗ công nghiệp

Ghép song song

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, được ghép song song với nhau.

Ghép mặt

Tấm ván có nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa, rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các thanh gỗ lại với nhau. Chỉ thấy vết răng ghép trên bề mặt.

Ghép cạnh

Tấm ván có nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lượt rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các cạnh với nhau tương tự như ghép mặt.

Ghép giác

Tấm ván có nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình vẽ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó ghép song song các thanh này với nhau.

Quy trình sản xuất gỗ ghép

Bước 1: Các loại gỗ sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn sơ chế bằng hệ thống máy móc, chia nhỏ gỗ thành những thanh theo đúng tiêu chuẩn.

Bước 2: Sau đó gỗ sẽ được đưa đến công đoạn tẩm sấy để loại bỏ một số thành tố gây hại như nấm mốc, mối mọt.

Bước 3: Dùng máy ép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo kiểu ghép đã được cài đặt mặc định trước (có 4 kiểu ghép như ở trên).

Bước 4: Công đoạn ghép với nhau thành tấm lớn, xử lý bằng khô keo để có thể làm tăng độ kết dính.

Bước 5: Đưa gỗ vào máy chà nhám để có thể làm nhẵn bề mặt.

Bước 6: Gia công tạo sản phẩm hoàn thiện (phủ veneer, laminate hoặc phủ sơn bề mặt).

Ứng dụng gỗ ghép công nghiệp

Đối với xã hội đang ngày một phát triển như hiện nay thì gỗ ghép được sử dụng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên các tỉnh thành của Việt Nam. Gỗ ghép thanh được sử dụng làm đồ gỗ nội thất trong đời sống gia đình như: Thiết kế nội thất shop bán hàng, showroom trưng bày, sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng, làm đồ nội thất ngoài trời (gỗ ghép có khả năng chống ẩm, mối mọt cao), làm kệ sách,làm sàn gỗ gia đình và văn phòng, làm khung tranh, làm đồ thủ công mỹ nghệ,..

Ưu nhược điểm của gỗ ghép

Ưu điểm

Gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, bề mặt đã được xử lý tốt nên có độ bền màu rất cao, có khả năng chịu xước và chịu va đập tốt. Không bị mối mọt, cong vênh như nhiều loại gỗ khác. Giá thành của gỗ tự nhiên ghép thanh thấp hơn gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.

Độ bền của loại gỗ này không hề thua kém độ bền của gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như các đơn vị sản xuất sử dụng các loại keo dán đảm bảo chất lượng. Vật liệu chủ yếu lấy từ rừng trồng nên có thể giải quyết đươc vấn đề cạn kiệt của gỗ tự nhiên.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ ghép thanh công nghiệp này là trong cùng một tấm gỗ thì sự đồng đều về màu sắc và đường vân không cao.

So sánh gỗ ghép công nghiệp và gỗ MDF

Để bổ sung cho chủ đề so sánh, phân biệt các vật liệu gỗ công nghiệp. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá, phân thích và đi so sánh gỗ MDF và gỗ ghép. Đây là 2 trong 5 loại gỗ trong công nghiệp có những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy lvọng là những thông tin dưới đây của chúng tôi cung cấp sẽ bổ ích cho bạn.

Nếu bạn đã tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai loại gỗ công nghiệp này thì thấy các đơn vị so sánh rất chung chung, không trọng tâm. Bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu đánh giá và so sánh một cách chi tiết nhất. Những thông tin dưới đây đã được chúng tôi tìm hiểu nội dung từ các trang tin tức nội thất chuyên ngành, cùng những thông tin đã đúc kết được khi đi tìm hiểu thị trường thực tế.

Giống nhau

Sự giống nhau của 2 loại gỗ này là đa dạng mẫu mã, bề mặt đã được xử lí rất tốt nên có độ bền khá cao, có khả năng chịu xước và sức đập rất cao, không bị mối mọt ăn.

Khác nhau

Những điểm khác nhau cơ bản nhất về cấu tạo đá đó là nguyên liệu đầu vào. Gỗ MDF là bó tợi gỗ đã được nghiền nhỏ (các loại gỗ thừa, cành lá, ngọn cây). Còn gỗ thanh ghép là các thanh gỗ tự nhiên là thân gỗ chính.

Còn so về tính thẩm mỹ thì gỗ MDF lại chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với gỗ ghép thanh. Đây là xét trên sự đánh giá của người sử dụng Việt Nam, bởi người Việt Nam ta luôn yêu thích sự đồng nhất về mặt màu sắc, độ nhẵn bóng về bề mặt,… Nhưng ngược lại, với nhiều quốc gia thì gỗ ghép thanh lại được yêu thích hơn bởi vì họ thích sự mộc mạc, mới mẻ và rất lạ mắt từ những thứ nguyên bản mang lại.

Kết luận

Từ những tiêu chí đánh giá, so sánh ở trên. Hy vọng bài viết này của Nội Thất Kama sẽ giúp mọi người cũng như những khác hàng đang muốn sử dụng hiểu rõ hơn về 2 loại vật liệu này. Từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất khi mua sắm đồ nội thất cho gia đình mình.