Laminate đang là một trong những xu hướng trang trí nội thất nhà ở được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Hiện đại, sang trọng và đặc biệt là cực kỳ tiện lợi. Đấy chính là lý do mà vật liệu này lại được khách hàng quan tâm đến vậy. Vậy, thực chất laminate là gì? Cấu tạo ra sao? Hãy cùng Kama tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Laminate là gì?
Laminate là gì? Đây là một loại vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp HPL (High Pressure Laminate). Bên cạnh đó, nó còn được biết đến với tên gọi khác là Formica.
Theo tìm hiểu, Daniel J.O’Connor và Herbert A.Faber là những người đã phát minh ra Laminate. Và vào năm 1922, hai người nước Mỹ này đã cho ra đời nó với mong muốn là muốn giảm tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Bởi, Limate sẽ dùng để thay thế cho chất liệu gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được chất lượng tốt, thậm chí là tốt hơn loại gỗ truyền thống.
Laminate trong thi công nội thất
Cấu tạo bề mặt gỗ Laminate
Laminate là gì? Cấu tạo như thế nào? Trên thực tế, bề mặt gỗ laminate được cấu tạo bởi 3 lớp được liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó, cụ thể đối với từng lớp như sau:
Lớp Overlay (màng phủ bên ngoài)
Đây là một lớp màng keo trong suốt phủ ở bên ngoài nhằm tạo sự ổn định và độ cứng cho bề mặt gỗ. Nhờ vậy mà các loại gỗ Laminate thường chịu được va đập, chịu lực, thậm chí là chịu lửa cực tốt.
Ngoài ra, Lớp Overlay còn giúp vừa chống nước và chống xước vô cùng hiệu quả. Lại vừa giúp chống những tác nhân thường gây ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ như: mối mọt, hóa chất hoặc ẩm mốc…
Lớp Decorative paper (phim tạo màu mỹ thuật)
Tiếp đến là lớp phim tạo màu mỹ thuật (Decorative Paper). Lớp phim đặc biệt này được tạo ra bằng cách: Các mẫu màu và mẫu hoa văn sẽ được thiết kế trên máy tính rồi được in ra. Sau đó, lớp Overlay bên ngoài sẽ bám chặt vào lớp giấy phim nhờ vào nhiệt độ cao (thường trên 220 độ C). Nhờ vậy mà bề mặt gỗ Laminate luôn bền màu theo năm tháng.
Lớp Kraft Papers (giấy nền)
Cuối cùng là đến lớp giấy nền (Kraft Paper) với ưu điểm nổi bật là rất dài và bền bỉ. Trên thực tế, lớp này sẽ quyết định trực tiếp đến độ dày hay mỏng của gỗ Laminate.
Các loại bề mặt Laminate
Như chúng ta đã tìm hiểu laminate là gì? thì dựa vào bề mặt Laminate, người ta chia thành 4 loại chính. Đó là:
Bề mặt đơn sắc
Chúng ta dễ dàng nhận biết được loại gỗ này. Do bề mặt của Laminate chỉ là một màu trơn. Nó không có sự pha trộn giữa màu sắc với nhau và không có vân. Nhờ vào đặc điểm này nên gỗ Laminate đơn sắc rất hài hòa với mọi không gian nội thất. Không những thế, nó còn tạo được cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái cho người nhìn. Đó là lý do khiến người dùng thường ưa chuộng loại bề mặt này hơn cả.
Bề mặt vân gỗ
Thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến loại bề mặt laminate vân gỗ. Bởi, ta sẽ có thể thiết kế được nhiều màu sắc đến kiểu dáng hơn cho nội thất của mình. Không chỉ vậy, với những đường vân trên bề mặt còn giúp cho không gian gia đình bạn trở nên sang trọng, tinh tế và thanh lịch hơn.
Bề mặt vân đá
Quả là một sự lựa chọn thông minh nếu bạn chọn loại bề mặt gỗ laminate vân đá cho không gian nội thất hiện đại của mình. Bởi lẽ, chúng thường có tông màu sáng và tự nhiên. Nên sẽ làm toát được vẻ đẹp tươi mát, sinh động và thu được được ánh nhìn của mọi người.
Bề mặt vân vải
Bề mặt gỗ laminate vân vải sẽ giúp cho không gian nội thất vừa tạo được sự nổi bật. Lại vừa mang tới vẻ đẹp sang trọng và lịch lãm hơn bao giờ hết. Do màu sắc của vân vải thường là sự kết hợp giữa màu be – một gam màu sáng, phù hợp với không gian hiện đại, sang trọng. Cùng với gam màu trầm rõ rệt như màu đen hoặc nâu trầm – gam màu tạo nên sự đẳng cấp và quyến rũ cho mọi không gian thiết kế.
Đặc điểm của bề mặt Laminate
Sau khi tìm hiểu Laminate là gì? Chúng ta cùng nhau đặc điểm của vật liệu này nhé.
Laminate là một tổ hợp nhựa cao cấp, bao gồm 3 lớp. Những lớp này được liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine cùng với sự tác động của nhiệt độ và áp suất cao. Do đó, nó có đặc tính rất dẻo dai và có thể uốn cong hơn hẳn so với các loại vật liệu khác.
Bề mặt Laminate thường có độ dày trung bình từ khoảng 0.5 đến 1.0mm (phụ thuộc vào từng mẫu khác nhau). Tuy nhiên, mọi người thường ưa chuộng những bề mặt có độ dày khoảng 0.7mm hoặc 0.8mm.
Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao và màu sắc đa dạng. Không chỉ có những màu trơn mà còn có cả màu kim loại và màu ánh nhũ. Nhờ vậy mà người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian nội thất của gia đình mình.
Ưu nhược điểm của mặt gỗ Laminate
Ưu điểm
Một vài ưu điểm của mặt gỗ laminate là:
- Khả năng chống nước, chống xước cực tốt.
- Chịu nhiệt vô cùng hiệu quả, đặc biệt là lửa hoặc nước nóng,…
- Khả năng chịu lực lực và chịu va đập mạnh tốt.
- Rất dễ dàng làm vệ sinh và lau chùi sạch sẽ cho mặt gỗ Laminate
- So chất liệu gỗ tự nhiên, loại vật liệu này có thể chống lại được những tác nhân gây hại như: mối mọt, vi khuẩn trong môi trường, ẩm mốc hoặc hóa chất…
- Đảm bảo được sự an toàn cho người dùng do có khả năng tĩnh điện khá tốt.
- Có nhiều loại bề mặt gỗ nên phù hợp được với mọi không gian nội thất của gia đình bạn.
Như vậy, có thể thấy rằng, Laminate có rất nhiều ưu điểm so với các loại vật liệu trên thị trường hiện nay. Đó là lý do khiến Lamina luôn được ưa chuộng và tin dùng hơn cả mặc dù ra đời muộn hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vừa kể trên, thì Laminate cũng có một vài điểm bất cập như:
- Chi phí cao hơn so với các vật liệu khác trên thị trường.
- Quá trình làm ra được những những tấm Laminate đòi hỏi kỹ thuật dán keo hiện đại. Do đó, cần phải có một đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao và giày dặn chuyên môn. Để tránh làm ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng và dễ dàng bị bong tróc trong môi trường khí hậu ẩm.
- Loại vật liệu này thường không phù hợp những không gian được thiết kế theo xu hướng cổ điển hoặc tân cổ điển.
Ứng dụng của bề mặt Laminate
Khi đã biết laminate là gì? thì vấn đề tiếp theo mà nhiều người quan tâm là chúng được ứng dụng nư thế nào trong đời sống. Nhờ những đặc tính nổi bật cùng ưu điểm vượt trội. Nên gỗ Laminate được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất hiện nay. Chúng ta có thể nhắc đến đến một vài sản phẩm nổi vật được ứng dụng vật liệu này như:
Tủ bếp làm bằng Laminate
Tủ bếp
Do đảm bảo được những tiêu chí như: mẫu mã đa dạng, bền đẹp và giá cả phải chăng… Nên vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp HPL rất thích hợp để làm tủ bếp.
Không những thế, những sản phẩm tủ bếp Laminate còn mang đến cho không gian phòng bếp của gia đình bạn được sự mộc mạc, giản dị và gần gũi. Nhờ đó mà sản phẩm luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho mọi khách hàng ngày nay.
Tranh ảnh
Nhờ ưu thế về về màu sắc, hoa văn cùng với phong cách trẻ trung và hiện đại. Nên chúng ta rất dễ bắt gặp những sản phẩm tranh ảnh sử dụng Laminate. Chắc chắn, với sản phẩm này, không gian gia đình bạn sẽ trở nên nổi bật và thu hút hơn bao giờ hết.
Cửa
Thật là tuyệt vời nếu ngôi nhà của bạn sử dụng cửa bằng chất liệu Laminate. Bởi lẽ, nó không chỉ nhẹ và hạn chế được tình trạng cong vênh. Mà cửa Laminate còn sở hữu nhiều mẫu mã đa dạng nên phù hợp được với mọi không gian sống
Sàn
Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình đã dần chuyển sang ưu tiên sử dụng sàn nhà laminate. Bởi lẽ, nó có giá thành rẻ hơn so những loại vật liệu khác. Không những thế, nó còn bền hơn và chịu được lực và va đập cực kì tốt…
Miếng dán
Bạn đã bao giờ nghe đến miếng dán Laminate chưa? Miếng dán này có độ kết dính và độ chắc cực tốt. Do vậy, nó sẽ là một lựa cực kì tuyệt vời nếu như bạn đang muốn tìm kiếm miếng dán cho mình đấy!
Cách bảo quản khi sử dụng tấm bề mặt Laminate
Bên cạnh việc hiểu laminate là gì? thì cách bảo quản vật liệu này cũng cần được quan tâm. Để có thể duy trì được độ bền cũng như tuổi thọ và vẻ đẹp của tấm bề mặt Laminate. Thì chúng ta cần phải lưu ý đến việc bảo quản, giữ gìn sản phẩm trong quá trình sử dụng như:
- Không nên dùng khăn còn sũng nước khi lau chùi cho bề mặt Laminate. Mà thay vào đó, nên vắt khăn thật ráo nước. Để tránh làm đọng nước trên bề mặt sản phẩm khiến làm giảm tuổi thọ.
- Đối với các vật dụng như bình hoa hay tượng… Thì ta nên lót thêm một miếng đệm dưới chúng. Để tránh làm trầy xước bề mặt Laminate.
- Nên có một thảm chùi chân ở phía ra vào nếu gia đình bạn sử dụng mặt sàn Laminate. Điều này sẽ giúp tránh đọng lại vết bẩn, làm cho sản phẩm luôn được tươi đẹp và sáng bóng…
Kết luận
Hy vọng rằng, qua bài viết tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của Laminate trên đây. Nội Thất KAMA đã giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc Laminate là gì? Để qua đó, bạn có thể lựa chọn được loại vật liệu phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình.