Với nhiều tính năng nổi trội như mẫu mã đa dạng, độ bền cao, giá thành phải chăng, cho nên cốt gỗ công nghiệp đang được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện tại đang có rất nhiều loại cốt gỗ công nghiệp. Làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau giữa các loại cốt gỗ công nghiệp để có sự lựa chọn phù hợp nhất? Mời bạn theo dõi bài viết sau của KAMA nhé!
Cốt gỗ công nghiệp là gì?
Cốt gỗ công nghiệp là thuật ngữ dùng để phân biệt loại gỗ so với gỗ tự nhiên. Không giống như gỗ tự nhiên được lấy từ thân cây, gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng các loại hóa chất hay keo dính để kết hợp các vụn gỗ lại tạo thành tấm gỗ.
Cốt gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng từ ngọn, cành của cây gỗ tự nhiên. Chính vì thế đã có rất nhiều người hiểu nhầm đây chỉ là một loại gỗ rẻ tiền và kém chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều loại gỗ công nghiệp cao cấp được dùng phổ biến trong thiết kế, thi công nội thất không thua kém gì các loại gỗ tự nhiên cả.
Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên làm cốt gỗ công nghiệp
Để có thể tạo ra cốt gỗ công nghiệp từ các loại cành cây, ngọn cây hay vụn gỗ thừa, các nhà sản xuất cần tiến hành quy trình sơ chế với các bước như sau:
- Bước 1: Thu thập gỗ từ các cánh rừng đã được cấp phép khai thác
- Bước 2: Loại bỏ vỏ cây gỗ bằng máy bào.
- Bước 3: Băm nhuyễn gỗ tự nhiên thành dạng hạt (dăm gỗ) bằng máy băm chuyên dụng
- Bước 4: Sàng lọc gỗ (Hạt gỗ nào nhỏ dưới 2mm bị loại bỏ và những hạt gỗ lớn hơn 50mm sẽ được nghiền lại để đạt kích thước phù hợp.)
- Bước 5: Loại bỏ các chất bẩn như đất, cát, bụi bẩn khỏi gỗ bằng cách rửa với nước
- Bước 6: Sấy khô nguyên liệu và pha trộn với các chất kết dính, chất phụ gia chuyên dùng và các theo công thức của nhà sản xuất.
- Bước 7: Ép nén hỗn hợp đã pha trộn dưới áp suất và nhiệt độ cao
- Bước 8: Định hình tấm ván gỗ với các kích thước và độ dày theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Gỗ công nghiệp là nguyên liệu đang ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong các thiết kế nội thất. Những thông tin KAMA cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt các loại gỗ công nghiệp dễ dàng hơn.
Cốt gỗ HDF
Ván gỗ công nghiệp HDF có điểm khác biệt so với các loại gỗ khác chính là cốt gỗ có tới 85% bột gỗ tự nhiên, 15 % còn lại là chất phụ gia và các chất kết dính. Đây là loại gỗ có bề mặt nhẵn mịn, khả năng chống ẩm, chống trầy xước tốt. Đặc biệt, gỗ có thể bắt ốc vít tốt, có độ cứng cao và chịu được tải trọng lớn,… Cốt gỗ HDF được chia thành 3 loại như sau:
Cốt HDF thông thường
Cốt gỗ HDF thông thường có lõi trắng và đây chính là dòng ván HDF được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc điểm nổi bật mà dòng gỗ công nghiệp HDF này sở hữu là giữ nguyên màu sắc tự nhiên của gỗ mà không cần phải trải qua bất cứ một công đoạn tẩy nhuộm nào. Gỗ HDF thông thường có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của ván gỗ công nghiệp cao cấp.
Green HDF (cốt xanh)
Gỗ HDF cốt xanh sở hữu đặc điểm nổi bật là khả năng chịu nước và chống ẩm tốt. Bởi vì, sản phẩm được tạo thành dưới lực nén ép cao tới 900kg/m ³ – 1050kg/m ³. Ngoài ra, cốt ván HDF có màu xanh được tạo ra từ màu công nghiệp hữu cơ. Vậy nên, sản phẩm này rất an toàn với sức khỏe người dùng cũng như không gây hại đến môi trường.
Black HDF (cốt đen – CDF)
Đây là dòng sản phẩm ván gỗ HDF công nghiệp cao cấp nhất trên thị trường hiện tại. Chúng được tạo thành dưới lực nén ép lên tới trên 1000kg/m3. Nhờ đó, sản phẩm gia tăng khả năng chịu nước cũng như có thể chịu được ngoại lực tác động cao.
Cốt gỗ MDF
MDF là ván công nghiệp có sợi gỗ với mật độ trung bình, được tạo ra nhờ việc liên kết các gỗ cùng các chất phụ gia như keo dính, keo trộn, chất bảo vệ gỗ,… rồi ép lại. Để phân biệt gỗ MDF với các loại gỗ khác, bạn cần dựa vào tỷ lệ gỗ dăm cấu tạo. Gỗ MDF có lượng gỗ dăm ở mức trung bình cao hơn gỗ MFC nhưng lại thấp hơn HDF. MDF có bề mặt phẳng mịn, độ liên kết keo và ốc vít khá tốt.
Cốt gỗ MFC
Đây là loại gỗ công nghiệp có cốt được tạo thành chủ yếu là gỗ rừng trồng ngắn ngày như cây cao su, bạch đàn, keo,… Sau khi nguyên liệu được ép lại sẽ phủ lên bề mặt một lớp bằng chất liệu Melamine.
Lớp Melamine vừa có tác dụng chống thấm, chống trầy xước vừa giúp ván gỗ tăng tính thẩm mỹ. Gỗ MFC có ưu điểm là màu sắc phong phú, trọng lượng nhẹ, dễ gia công và giá thành rẻ. Tuy nhiên, loại cốt gỗ này có nhiều hạn chế về độ dày, không liền mạch và chống ẩm kém.
Xem thêm: Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Bảng so sánh các loại cốt gỗ HDF, gỗ MDF và MFC
Đặc trưng | MFC | MDF | HDF |
Thành phần | Ván dăm | Sợi gỗ | Bột gỗ |
Cốt gỗ | Gỗ có trọng lượng nhẹ và khá dễ dàng gia công. Nhưng lại có nhiều hạn chế về độ dày, không liền mạch và chống ẩm kém | Mật độ sợi gỗ trung bình, sợi nhỏ, có cấu trúc đồng nhất. Gỗ có khả năng chống ẩm tương đối và khả năng bắt keo, vít tốt | 85% gỗ tự nhiên siêu mịn, có kết cấu đặc, không có khoảng rỗng li ti mang đến khả năng chống ẩm tốt, chịu tải trọng cao |
Ứng dụng | Tủ tài liệu, bàn ghế, tủ giày… | Nội thất nhà ở, trường học và văn phòng … | Bàn, ghế, tủ, giường, vách ngăn, cửa, sàn gỗ, ván gỗ… |
Ứng dụng các loại cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu trong ngành nội thất và xây dựng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất:
- Nội thất gia đình: Các sản phẩm nội thất gia đình như tủ, kệ sách, bàn ghế, giường tủ… được làm từ cốt gỗ công nghiệp. Chúng vừa mang lại tính thẩm mỹ cao lại vừa gia chủ tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng gỗ tự nhiên.
- Ván sàn: Các loại ván sàn làm từ cốt gỗ công nghiệp, có khả năng chống trầy xước cùng độ bền cao.
- Cửa và vách ngăn: Cốt các loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng để làm cửa và vách ngăn văn phòng hoặc nhà ở nhờ vào khả năng cách âm tốt.
- Trang trí nội thất: Gỗ công nghiệp có thể được sử dụng để làm các tấm ốp tường, trần nhà, hoặc làm các phụ kiện trang trí khác, mang lại vẻ đẹp hiện đại và sang trọng.
- Đồ dùng văn phòng: Bàn làm việc, tủ hồ sơ, kệ tài liệu thường được làm từ cốt gỗ công nghiệp do tính bền bỉ và dễ dàng trong việc sản xuất hàng loạt.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin về các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã giúp bạn biết cách để lựa chọn được dòng chất liệu phù hợp. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hay thiết kế, thi công nội thất gỗ công nghiệp, mời bạn liên hệ với KAMA nhé!