HDF là sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng so với các loại gỗ công nghiệp khác. Vậy, cốt gỗ HDF là gì? Hãy cùng KAMA tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu này này trong cuộc sống hàng ngày qua bài viết dưới đây nhé!
Cốt gỗ HDF là gì?
HDF (tên tiếng Anh đầy đủ là High Density Fiberboard). Sản phẩm còn được gọi với cái tên khác là ván gỗ ép HDF. Đây được đánh giá là dòng sản phẩm có chất lượng tốt nhất trong các loại ván ép công nghiệp đang có mặt trên thị trường hiện nay.
Với sợi gỗ nhỏ mịn và mật độ cao cùng tính ổn định, vật liệu này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất trang trí. Chúng có thể thay thế rất tốt cho các nguyên liệu gỗ tự nhiên giá thành rất cao lại ngày một khan hiếm.
Đặc điểm cấu tạo của cốt gỗ HDF
Sản phẩm gỗ công nghiệp này được cấu tạo bởi 2 phần cơ bản:
- Phần cốt gỗ: được cấu thành từ 80% – 85% là gỗ tự nhiên. Nhà sản xuất sẽ tận dụng các nguyên liệu từ vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây hay các loại gỗ tái sinh ngắn ngày để làm nguyên liệu cấu thành cốt gỗ tấm.
- Lớp phủ bề mặt: được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh có độ trong suốt, giúp sản phẩm giữ màu sắc được lâu dài và vân gỗ ổn định. Đồng thời, đây cũng là lớp bảo vệ mặt của ván HDF.
Xem thêm: Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF được sản xuất theo quy trình đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe, để cho ra loại ván ép có chất lượng cực tốt. cụ thể:
- Bước 1: Các loại nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành, ngọn cây, gỗ tái sinh,… sẽ được sơ chế đơn giản trước khi đưa vào nhà máy sản xuất.
- Bước 2: Nguyên liệu được xẻ mảnh, xay nhỏ thành dạng bột để sản xuất ra cốt gỗ HDF.
- Bước 3: Bột gỗ được trộn với keo và các phụ gia khác rồi ép với nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành các tấm ván dày từ 3-25mm.
- Bước 4: Ván gỗ tiếp tục được xử lý 2 mặt để tăng cường độ cứng và khả năng chống chịu mối mọt, phồng rộp.
- Bước 5: Sau khi đã xử lý xong 2 mặt, ván gỗ được cán một lớp phủ bề mặt có vân gỗ. Lớp bề mặt này có tác dụng chống xước, chống thấm nước, mối mọt…Thông thường lớp này được cấu tạo từ chất Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh.
- Bước 6: Ván gỗ tiếp tục được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, nhằm đảm bảo các lớp được liên kết chặt chẽ. Đồng thời, các tấm ván gỗ cũng được đánh bóng luôn bề mặt.
- Bước 7: Sau khi đã hoàn thiện các bước trên, ván HDF được kiểm tra chất lượng và đóng hộp trước khi cho ra thị trường.
Gỗ HDF có mấy loại phổ biến
Trên thị trường hiện tại có 2 loại ván HDF được ứng dụng phổ biến nhất đó là:
Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên
Ván ép HDF lõi trắng là loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất. Đặc điểm nổi bật của dòng gỗ công nghiệp HDF này chính là giữ nguyên màu trắng tự nhiên của gỗ mà không trải qua bất kỳ công đoạn tẩy nhuộm nào. HDF lõi trắng có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của gỗ công nghiệp cao cấp.
Gỗ HDF lõi xanh
Đặc điểm nổi bật nhất của cốt gỗ HDF lõi xanh chính là khả năng chịu nước và chống ẩm tốt. Sản phẩm được tạo ra dưới lực nén ép rất cao, dao động trong khoảng 900kg/m ³ – 1050kg/m ³. Đây là điều mà không phải dây chuyền sản xuất ván gỗ công nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.
Màu xanh của cốt ván HDF được tạo ra từ màu công nghiệp hữu cơ. Vì vậy, sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người dùng và không gây hại đến môi trường. Tuy nhiên, màu xanh này của gỗ sẽ bị nhạt dần theo thời gian.
Gỗ HDF lõi đen
Đây là dòng sản phẩm ván gỗ HDF công nghiệp cao cấp nhất trên thị trường hiện tại. Chúng được tạo thành dưới lực nén ép cao lên tới trên 1000kg/m3 tương tự như cốt lõi xanh. Nhờ đó, sản phẩm gia tăng khả năng chịu nước cũng như có thể chịu được ngoại lực tác động cao.
Cốt gỗ HDF chịu nước có tốt không?
HDF có khả năng chịu nước, chống ẩm tốt hơn hẳn so với các loại gỗ công nghiệp khác. Bởi vì, ván ép HDF có tỷ lệ nén dưới áp lực 800 – 1040 kg/m³, trong khi đó tỷ lệ nén này ở gỗ MDF chỉ từ 640 kg/m³ – dưới 700 kg/m³ và gỗ MFC là 160 kg/m³ – dưới 450kg/m³.
Ưu điểm của gỗ HDF
HDF được đánh giá cao hơn hẳn so với các sản phẩm gỗ công nghiệp khác nhờ vào những ưu điểm nổi bật như sau:
- HDF thường có tỷ trọng cao từ 850 – 870 kg/cm2 nên độ chịu lực của sản phẩm rất tốt, gỗ không bị biến dạng nên độ bền sử dụng cao.
- Sợi gỗ có mật độ cao và liên kết chặt chẽ với nhau nên khả năng bị giãn nở thấp, có thể chống ẩm, chống trầy xước tốt và hạn chế hư hại khi gặp nước.
- Cốt ván HDF siêu đặc nên có tính cách âm, cách nhiệt tốt. Đây là nguyên nhân giúp cho vật liệu này được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các không gian văn phòng, nhà ở, khách sạn…
- Gỗ ép công nghiệp HDF tận dụng được nguồn gỗ vụn từ các ngành chế biến gỗ tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường.
- Lớp phủ bề mặt gỗ được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh nên có độ trong suốt, bảo vệ tốt cho lớp bề mặt của ván HDF, giúp ván gỗ giữ được màu sắc được lâu dài, ổn định
Ứng dụng của gỗ HDF là gì?
So với gỗ tự nhiên, thì các gỗ công nghiệp như HDF được đánh giá cao về giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Vì vậy, loại vật liệu này đang ngày càng được ứng dụng đa dạng trong các ngành sản xuất đồ nội thất. Cụ thể, các ứng dụng của nguyên liệu này đó là:
- Vách ngăn HDF: Với sự đa dạng về mặt màu sắc, vân gỗ, HDF được sử dụng phổ biến để làm vách ngăn. Qua đó, tạo sự liên kết, lưu thông không khí trong nhà mà vẫn có thể giữ được sự riêng tư cần thiết.
- Sàn HDF: Đây là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các loại ván sàn truyền thống như gạch men, gỗ tự nhiên,… Sàn gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống nước, chống mối mọt tốt, chịu lực tác động tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam. Sản phẩm còn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình
- Cửa HDF: Với trọng lượng nhẹ, không bị xệ, cong vênh như cửa gỗ tự nhiên. Các mẫu cửa làm từ ván HDF đang dần được sử dụng phổ biến hơn. Đồng thời, khả năng cách âm, cách nhiệt cùng tính thẩm mỹ chính là những ưu điểm lớn của loại vật liệu này.
- Đồ nội thất từ ván HDF: Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, giường tủ được làm từ vật liệu HDF vừa có tính thẩm mỹ hiện đại, lại có độ bền cao và giá thành thấp. Vì vậy, sản phẩm đang được sử dụng ngày một phổ biến hơn trong không gian của các gia đình.
Kết luận
Hy vọng bài viết này của KAMA đã giúp các bạn hiểu hơn về cốt gỗ HDF là gì và nắm được đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của sản phẩm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hay thi công các sản phẩm từ vật liệu này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ nhé!