Nhờ sở hữu nhiều tính năng nổi bật với mức giá thành khá hợp lý, gỗ MDF đã trở thành một vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng và nội thất hiện đại. Vậy cốt gỗ MDF là gì? Thành phần cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng ra sao? Cùng KAMA khám phá nhé!

Cốt gỗ mdf là gì?

Cốt gỗ MDF (Medium density fiberboard) là một loại ván gỗ công nghiệp có mật độ nén gỗ trung bình khoảng (680 – 840 kg/m³). Sản phẩm này được tạo thành bằng cách nghiền nhỏ các sợi gỗ tự nhiên, trộn với keo cùng các chất phụ gia khác. Sau đó, ép lại thành tấm ván với độ đồng nhất cao và bề mặt phẳng mịn.

Cốt gỗ mdf là gì

Cốt gỗ mdf là gì

Lịch sử hình thành

Những tấm ván gỗ MDF đầu tiên ra đời tại xưởng sản xuất mang tên Deposit tại New York, nước Mỹ. Sau đó, vật liệu này được phổ biến và lan rộng ra ngoài phạm vi khu vực, đồng thời chúng cũng có thêm những bước tiến vượt bậc đến tận ngày nay.

Sự ra đời của ván gỗ MDF là một thành tựu lớn đối với không chỉ với nền công nghiệp nước Mỹ nói riêng mà còn là cả thế giới. Sau 6 năm phát triển, Mỹ đã có 3 nhà máy sản xuất vật liệu này với sản lượng 133,000m³/năm. Đến năm 2000, trên toàn thế giới đã có tổng cộng hơn 290 nhà máy với công suất xưởng lớn nhất đạt đến 340,000m³/năm.

Thành phần cấu tạo gỗ MDF

Các thành phần cơ bản cấu thành nên gỗ công nghiệp MDF chính là bột gỗ, chất kết dính, nước cùng các chất phụ gia với tỷ lệ gồm:

  • 75% bột gỗ (chủ yếu là từ các loại gỗ mềm như thông, bạch đàn, mùn cưa, phế liệu gỗ, hỗn hợp dăm gỗ cứng và cả dăm gỗ mềm,… được sấy khô rồi nghiền mịn)
  • 11 – 14% chất kết dính (thường sẽ là keo Urea Formaldehyde và Melamine Formaldehyde)
  • 6 – 10% nước
  • 1% chất phụ gia (Parafin, chất bảo vệ gỗ, chất làm cứng,…).

Xem thêm: Cốt gỗ HDF là gì?

Tính chất vật lý của gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF sở hữu những tính chất vật lý như sau:

  • Có màu sắc đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Riêng với những loại ván chống ẩm có màu xanh và ván chống cháy có màu đỏ.
  • Gỗ MDF được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Theo thời gian, ván gỗ này có thể tự phân hủy sinh học.
  • MDF không có mùi.
  • Tỷ trọng trung bình của vật liệu từ 680 – 840 kg/m3 .
  • Các khổ ván MDF thông dụng thường là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
  • Độ dày thông dụng của ván: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).

Quy trình sản xuất ván gỗ mdf

Gỗ công nghiệp MDF được sản xuất dưới 2 quy trình khô và ướt với các bước cụ thể như sau:

Quy trình ướt

  • Phun nước làm ướt nguyên liệu gỗ, sau đó đưa chúng vào máy nghiền để xay nhỏ thành dạng vảy.
  • Vảy gỗ được rải đều lên mâm ép rồi được ép nhiệt sơ bộ tạo thành ván sơ.
  • Ván sơ được đưa qua hệ thống ép cán nhiệt để giảm lượng nước xuống khoảng 50%, giúp hai mặt ván dính chặt với nhau.
  • Sau khi ép nhiệt, ván được cắt thành từng tấm với kích thước theo tiêu chuẩn như 1220 x 2440mm, 1525 x 2440mm hay 1830 x 2440mm và tiến hành bo góc, cạnh.
  • Ván được để nguội, đưa vào máy cắt, chà nhám để làm phẳng, mịn hai bề mặt. Sau cùng, sản phẩm được kiểm tra chất lượng và phân loại trước khi đưa đến người tiêu dùng.

Quy trình khô

  • Bột gỗ sau khi nghiền mịn sẽ được kiểm tra rồi phân loại để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào. Bột gỗ đạt chuẩn được trộn với chất kết dính (11 – 14%) và chất phụ gia (1%) để tạo thành hỗn hợp bột sợi.
  • Hỗn hợp bột sợi được trải đều thành 2 – 3 lớp bằng máy rải.
  • Ép nhiệt bột sợi 2 lần trong máy ép (lần 1 để tạo liên kết giữa các sợi, lần 2 để ép các lớp với nhau). Việc này nhằm mục đích giảm độ ẩm xuống, nâng cao độ bền, độ cứng và ngăn chặn mối mọt xâm nhập hiệu quả.
  • MDF sau khi ép nhiệt sẽ được cắt thành kích thước tiêu chuẩn và bo các góc cạnh là hoàn thành.

Phân loại cốt gỗ MDF

Ván ép công nghiệp MDF được phân thành 3 loại, cụ thể là:

MDF thường

Đây là loại phổ biến nhất, được sản xuất từ các sợi gỗ nhỏ và sử dụng keo Urea Formaldehyde (UF) để làm chất kết dính chính. Dòng ván này thường có bề mặt nhẵn mịn, nên rất phù hợp trong thiết kế đồ nội thất. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm và chống cháy của sản phẩm chỉ ở mức trung bình.

Cốt gỗ mdf thường

Cốt gỗ mdf thường

MDF chống ẩm

MDF chống ẩm có lõi màu xanh với chất kết dính chính là keo MUF (Melamine Urea Formaldehyde), PMDI (Polymeric Methylene Diphenyl Diisocyanate) hoặc nhựa Phenolic. Nhờ đó, loại ván gỗ này có tính năng vượt trội về chống thấm, chống ẩm, sản phẩm rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

Cốt gỗ mdf chống ẩm

Cốt gỗ mdf chống ẩm

MDF chống cháy

MDF chống cháy có lõi màu đỏ, sản phẩm được bổ sung thêm các chất phụ gia như thạch cao và xi măng. Điều này giúp ván giảm khả năng bắt lửa và kéo dài thời gian chống cháy lan. Loại ván này thường được sử dụng ở các hạng mục có yêu cầu cao về an toàn cháy nổ như văn phòng, chung cư hay các nhà cao tầng,…

Cốt gỗ mdf chống cháy

Cốt gỗ mdf chống cháy

Ưu nhược điểm gỗ mdf

Cũng giống như các loại gỗ công nghiệp khác, MDF cũng sở hữu nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Ưu điểm

  • Tính ổn định: Ván không bị cong vênh, co ngót hay bị mối mọt tấn công nhiều như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng nhẵn: Bề ngoài ván được phủ lớp gỗ có sử dụng keo dính và hóa chất, nên bề mặt vật liệu phẳng, nhẵn, rất dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
  • Số lượng nhiều và đồng đều: Ván có thể được sản xuất hàng loạt mà không gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều như khai thác gỗ tự nhiên. Vậy nên, MDF có thể có số lượng lớn đáp ứng được các công trình hay thiết kế nội thất có quy mô rộng..
  • Giá thành rẻ: Bản chất là gỗ công nghiệp được sản xuất từ vụn gỗ và nguyên vật liệu thừa, nên MDF có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
  • Thi công nhanh: So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp sẽ có thời gian thi công nhanh hơn nhiều. Bởi sản phẩm được sản xuất hàng loạt, theo dạng tấm, thợ chỉ việc cắt, ghép và dán chứ không mất công trong việc cưa xẻ hay bào và gia công bề mặt… như gỗ tự nhiên.
  • Thân thiện với môi trường: Việc sử dụng gỗ tự nhiên khiến cho tài nguyên rừng bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, sử dụng gỗ công nghiệp MDF chính là một giải pháp thay thế hoàn hảo.
  • Dễ dàng trang trí: Các nhà sản xuất có thể dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc kết hợp với các loại bề mặt gỗ công nghiệp khác như veneer, laminate, melamine, acrylic… giúp bề mặt ván gỗ trơn, đẹp và có khả năng chống thấm bề mặt tốt hơn.

Nhược điểm

  • MDF công nghiệp có khả năng chịu nước kém, tuy nhiên, vấn đề này có thể được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng sản phẩm MDF chống ẩm.
  • Do độ cứng thấp, ván gỗ công nghiệp MDF dễ bị mẻ cạnh.
  • MDF hạn chế về độ dày, do đó khi cần tạo ra các sản phẩm nội thất có độ dày lớn, thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Không thể trạm trổ các họa tiết lên bề mặt MDF như gỗ tự nhiên, chỉ có thể tạo ra màu sắc và hoa văn bằng cách ép bề mặt trang trí lên trên.
  • Ván MDF chất lượng thấp có thể gây hại đến sức khỏe của người sử dụng do thành phần chứa Formaldehyde.

Ứng dụng gỗ mdf

Ván gỗ công nghiệp MDF có nhiều ứng dụng đa dạng trong đời sống, nhất là lĩnh vực nội thất. Cụ thể:

  • Sản xuất đồ nội thất trong gia đình và nội thất văn phòng: Ván MDF được sử dụng rộng rãi để làm tủ quần áo, tủ bếp, bàn ghế, giường ngủ, bàn học, bàn làm việc, kệ sách,…
  • Ứng dụng ở các công trình công cộng: Ván MDF được dùng để làm vách ngăn trong các không gian như trường học, bệnh viện, phòng karaoke, văn phòng, khách sạn,…

Ngoài ra, ván MDF chống ẩm hay chống cháy còn được dùng cho một số lĩnh vực khác như làm cửa, ốp tường cho kho, xưởng sản xuất, làm vách ngăn an toàn cho các khu vực đông người,…

Kết luận

Mặc dù, vẫn còn có một số nhược điểm cần lưu ý, nhưng MDF vẫn là vật liệu được ứng dụng nhiều trong sản phẩm nội thất nhờ vào những tính năng vượt trội và linh hoạt của nó. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về cốt gỗ MDF. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, mời bạn liên hệ KAMA nhé!