Cốt gỗ MFC ngày càng được sử phổ biến trong nội thất và xây dựng nhờ các đặc tính vượt trội của nó. Sản phẩm không chỉ có độ bền sử dụng cao, khả năng chống bụi tốt mà còn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian. Trong bài viết này, KAMA sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng đa dạng của loại vật liệu này.

Cốt gỗ MFC là gì?

MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, đây là một loại cốt gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng hiện nay. Chúng thường được gọi với cái tên là gỗ ván ép hay gỗ dăm phủ melamine.

Cốt gỗ MFC được tạo thành bằng cách kết hợp giữa dăm, vụn gỗ cùng với keo dán rồi được ép với lực nén cao, tạo ra cốt gỗ MFC cứng cáp. Bên ngoài được phủ một lớp melamine hoặc giấy có hoa văn vân gỗ nhiều mẫu mã. MFC được ưa chuộng không chỉ bởi giá thành rẻ mà còn vì thời gian sản xuất nhanh hơn nhiều lần so với thu hoạch cây gỗ tự nhiên.

Cốt gỗ mfc là gì

Cốt gỗ mfc là gì

Xem thêm: Cốt gỗ MDF là gì?

Đặc điểm cấu tạo gỗ MFC

Gỗ MFC có cấu tạo với hai phần cơ bản, bao gồm:

  • Phần lõi ép: hay ván dăm, được sản xuất bằng cách trộn kết hợp các loại gỗ với keo chuyên dụng và keo ép cứng để tạo hình. Lõi ép này sau các bước xử lý và kiểm tra nghiêm ngặt sẽ cho ra thành phẩm là các tấm ván ép có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt có thể phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
  • Lớp phủ Melamine: đây là tổng hợp của 3 lớp in hoa văn vân gỗ. Lớp này được in trên giấy và mang đến sự đa dạng về màu sắc cho ván MFC.

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Ván gỗ MFC được sản xuất với quy trình bao gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Sản xuất ván dăm

Ở bước này các nguyên liệu thô như thân gỗ, cành cây, các bìa bắp, đầu mẩu,… được đưa vào máy nghiền chuyên dụng để xử lý thành các dăm nhỏ. Sau đó, chúng được đem sấy ở nhiệt độ tiêu chuẩn rồi sàng lọc để đưa vào khâu trộn đều cùng với các chất kết dính, chất phụ gia.

  • Bước 2: Tạo hình ván dăm

Hỗn hợp các dăm gỗ và chất phụ gia cùng chất kết dính sẽ được tạo hình dựa trên các thông số về độ dày và mật độ. Tiếp đó, chúng được đưa vào ép sơ bộ và ép nóng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

  • Bước 3: Hoàn thiện và phủ Melamine

Các cạnh ván bị lỗi sẽ được xén bỏ bớt đi. Sau đó, ván được mài nhẵn cạnh và bề mặt rồi đưa đi kiểm định chất lượng trước khi thực hiện việc ép phủ melamine trang trí lên trên.

Phân loại mfc

Phân loại mfc

Phân loại gỗ MFC

Gỗ công nghiệp MFC được phân thành các loại khác nhau tùy theo tiêu chí cụ thể như sau:

Phân loại theo đặc tính

Theo đặc tính, ván MFC được chia thành 3 loại, bao gồm:

Loại thường

Gỗ MFC loại thường có đến 80 màu sắc khác nhau, với đa dạng hình thái từ màu vân cho đến chất liệu. Cụ thể như: Oak (sồi), Ash (tần bì), Walnut (gỗ óc chó), Teak (giá tỵ), Mahogany (gỗ dái ngựa), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), Trắc, Mun, Beech (dẻ gai), Gỗ tần bì giả cổ, Nu vàng, Nu đỏ,…

MFC thường

MFC thường

Loại chống ẩm

Ván MFC chống ẩm phù hợp dùng trong thiết kế các khu vực ngoài trời. Đặc biệt là ở những nơi phải tiếp xúc thường xuyên với nước. Gỗ MFC chống ẩm có lõi xanh và lớp bề mặt nhiều màu khác nhau, tương tự như các màu của MFC dạng tiêu chuẩn.

MFC chống ẩm

MFC chống ẩm

Loại chống cháy

Để tăng cường khả năng chống cháy cho gỗ công nghiệp MFC thì thạch cao và xi măng đôi khi được sử dụng làm chất kết dính. Ván MFC chống cháy có lõi màu đỏ, được ứng dụng nhiều ở các công trình công cộng; hoặc dùng cho những nơi dễ cháy trong nhà  như khu vực bếp nấu ăn.

Xem thêm: Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Phân loại theo kích thước

Dựa vào kích thước, gỗ công nghiệp MFC được phân thành các loại sau đây:

Loại chuẩn

Kích thước và độ dày của cốt gỗ MFC theo đúng chuẩn tại Việt Nam gồm có:

  • Size vừa: 1530 x 2440 x (18/25/30) mm
  • Size lớn: 1830 x 2440 x (12/18/25/30) mm
  • Size nhỏ: 1220 x 2440 x (9-50) mm

Loại vượt khổ

Để có thể phục vụ cho mục đích đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế với các không gian lớn, kích thước ván gỗ MFC còn có cả những dòng vượt khổ lên đến 1220 x 2745 x (18/25)mm.

Ưu và nhược điểm của gỗ MFC

Ngay dưới đây là một vài ưu nhược điểm của ván gỗ MFC.

Ưu điểm

  • Chi phí rất thấp. So với đồ nội thất bằng các loại ván ép có kích thước tương tự thì gỗ MFC có giá thấp hơn một nửa. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư tối ưu chi phí khi xây dựng và thiết kế công trình.
  • Dễ thi công: MFC có đặc tính nhẹ, giúp thợ thi công dễ dàng vận chuyển và xử lý. Đồng thời, gỗ MFC cũng có khả năng giữ đinh,vít khá tốt, nên bạn có thể gia công để tùy chỉnh theo kích thước mong muốn dễ dàng.
  • Dễ vệ sinh: bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước của gỗ MFC giúp người dùng dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Thân thiện với môi trường. Khi sản xuất gỗ MFC không có chất thải, một số sản phẩm MFC được sản xuất mà không dùng formaldehyde nên rất thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

  • Gỗ MFC thường có mật độ gỗ không cao bằng những loại gỗ công nghiệp khác như MDF hay HDF nên khả năng cách âm không bằng các loại ván trên.
  • Do cấu tạo từ dăm gỗ với kích thước lớn nên khi gia công sẽ dễ bị mẻ cạnh.
  • Khi được trộn với những chất kết dính có chứa Formaldehyde có thể sẽ thải ra không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nếu không bảo quản cẩn thận thì tuổi thọ sử dụng của gỗ MFC sẽ không quá cao.
Ứng dụng của gỗ mfc

Ứng dụng của gỗ mfc

Ứng dụng của gỗ MFC

Gỗ MFC được ứng dụng trong rất nhiều thiết kế nội thất. Cụ thể.

  • Làm nội thất văn phòng: Gỗ MFC thường được dùng để làm nội thất văn phòng. Nhất là với các sản phẩm như bàn ghế hoặc tủ đựng hồ sơ. Bởi chất liệu này rất dễ gia công và lắp đặt lại còn đa dạng mẫu mã, kích thước.
  • Làm nội thất showroom: Showroom là những để trưng bày sản phẩm hoặc diễn ra sự kiện. Vì thế gỗ MFC luôn là lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm chi phí, mà vẫn tạo được không gian hiện đại, sang trong.
  • Làm nội thất gia đình: Những vật dụng trong nhà như bàn ghế ăn cơm hay kệ sách, tủ quần áo được làm bằng gỗ MFC giúp bạn tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đáp ứng tính thẩm mỹ và chất lượng. Đặc biệt, nội thất làm bằng gỗ MFC rất dễ vệ sinh lau chùi.
  • Làm nội thất trường học: Gỗ MFC được ứng dụng rộng rãi để làm bàn ghế học sinh, tủ đựng tài liệu cho giáo viên. Bởi việc gia công nhanh có thể đáp ứng được số lượng lớn phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập của học sinh. Ngoài ra, gỗ MFC khá rẻ nên có thể giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho nhà trường.

Kết luận

Hy vọng rằng qua những thông tin được KAMA chia sẻ, bạn đã nắm được khái niệm, cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn cần giải đáp về vật liệu này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí nhé!