Gỗ veneer là vật liệu ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất và xây dựng nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên, tính ứng dụng cao và hiệu quả kinh tế. Vậy, gỗ veneer là gì? Có mấy loại, ưu nhược điểm và ứng dụng ra sao? Cùng Kama khám phá thông tin chi tiết về vật liệu này qua bài viết dưới đây nhé!

Gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer là lớp ván mỏng được cắt từ thân gỗ tự nhiên, thường có độ dày từ 0,2 đến 3mm. Sau khi đã được xẻ mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này sẽ được dán vào các tấm cốt gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, MFC hay dán lên ván gỗ ghép cao su, gỗ ghép tạp, gỗ dăm…để tạo thành các tấm gỗ Veneer hoàn chỉnh.

Gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer là gì?

Quy trình sản xuất veneer

Để tạo ra một tấm gỗ veneer hoàn chỉnh, quy trình sản xuất thông thường sẽ gồm 7 bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn loại gỗ thịt phù hợp để làm veneer như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tràm,… Gỗ phải có chất lượng tốt, không bị hỏng hoặc nhiễm bệnh. Sau đó, chúng sẽ được xử lý các bước cơ bản như tách vỏ, ngâm bỏ nhựa và phơi khô.
  • Bước 2: Lạng khối gỗ thịt thành các lát mỏng có độ dày khoảng 0.6mm đến 3mm.
  • Bước 3: Các lát gỗ mỏng sau khi lạng được đặt trong máy sấy để loại bỏ độ ẩm còn lại bên trong. Tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng tự nhiên bởi nhiệt độ cao sẽ làm cho lát gỗ bị cong vênh, dễ gãy.
  • Bước 4: Phủ lớp keo lên trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như MFC, MDF, Finger,… Sau đó dán gỗ veneer lên bề mặt vừa phủ keo. Loại keo được sử dụng phổ biến trong quy trình sản xuất tấm gỗ này là UF. Với thành phần chính là NH4CL, keo sẽ nhanh chóng trở thành hợp chất rắn và cứng sau khi được ủ nhiệt kết dính.
  • Bước 5: Ép lớp veneer vào tấm cốt gỗ. Thông thường, nhà sản xuất sẽ ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy máy ép nguội hoặc ép nóng.
  • Bước 6: Sau khi đã cố định được phần veneer lên trên cốt gỗ, người ta sẽ tiến hành việc chà nhám, đánh bóng để cho ra sản phẩm có bề mặt phẳng và mịn.
  • Bước 7: Kiểm tra sản phẩm đạt chất lượng rồi đóng gói và chuẩn bị cho việc vận chuyển, phân phối.
Quy trình sản xuất gỗ veneer

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Gỗ veneer có mấy loại phổ biến hiện nay?

Hiện nay, gỗ veneer có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với các ứng dụng khác nhau trong ngành nội thất. Sau đây là một số loại veneer phổ biến nhất:

Gỗ veneer xoan đào

Gỗ veneer xoan đào có khả năng chống mục và chống mối mọt tốt, giúp các sản phẩm được tạo thành có tuổi thọ sử dụng lâu bền. Ngoài ra, xoan đào thuộc nhóm gỗ cứng, nên có khả năng chống chịu tốt và ít khi bị trầy xước. Điều này giúp chúng có thể phù hợp với nhiều ứng dụng nội thất khác nhau.

Gỗ veneer óc chó

Đây là loại gỗ chịu máy và có khả năng bám đinh khá tốt. Đồng thời, chúng cũng giữ được sơn màu và đánh bóng rất dễ dàng. Tuy nhiên, loại gỗ veneer óc chó có điểm hạn chế nhở là khô hơi chậm.

Gỗ veneer tần bì

Với vẻ đẹp tự nhiên cùng bề mặt mịn màng, gỗ veneer tần bì rất được ưa chuộng cho các sản phẩm nội thất. Gỗ tần bì ít khi bị biến dạng do thay đổi của độ ẩm và nhiệt độ, giúp sản phẩm duy trì được tính thẩm mỹ.

Gỗ veneer sồi

Có hai loại veneer sồi phổ biến từ gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Gỗ veneer sồi rất dễ gia công cắt và định hình, giúp tạo ra các thiết kế nội thất cực kỳ tinh tế. Ngoài ra, loại gỗ này còn có chứa một số hợp chất có khả năng chống thấm nước, chống mục và mối mọt tốt hơn so với những loại gỗ khác.

Xem thêm: Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ưu điểm của gỗ veneer

Gỗ veneer được ưa chuộng và sử dụng ngay một phổ biến vì sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Tính thẩm mỹ cao: Veneer là tấm gỗ tự nhiên được lạng mỏng nên màu sắc và các vân gỗ của sản phẩm rất chân thực, sinh động. Vì vậy, các sản phẩm có bề mặt Veneer sẽ sang trọng và đẳng cấp hơn so với gỗ công nghiệp thông thường. Bên cạnh đó, các vân gỗ hay màu gỗ Veneer cũng rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu gỗ làm nên.
  • Thân thiện với môi trường: Gỗ phủ Veneer được làm từ những nguyên liệu sạch, đã trải qua các công đoạn sản xuất nghiêm ngặt, bề mặt không phải tạo vân hay tạo màu. Vậy nên, sản phẩm rất thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe của những người sử dụng.
  • Giá thành rẻ: Gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm nên giá thành của chúng cực kỳ cao. Gỗ công nghiệp phủ Veneer là giải pháp tuyệt vời giúp đồ nội thất vừa tinh tế, đẹp mắt như gỗ tự nhiên mà giá thành lại chỉ bằng một nửa hoặc ⅓, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí.
Ưu điểm gỗ veneer

Ưu điểm gỗ veneer

Nhược điểm của gỗ veneer

Bên cạnh các ưu điểm veneer còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Độ bền kém: Do gỗ veneer chỉ là một lớp mỏng được phủ lên trên vật liệu khác, nên độ bền của sản phẩm sẽ không cao như gỗ tự nhiên. Veneer có thể bị vỡ, gãy hoặc phồng rộp trong quá trình sử dụng.
  • Khả năng chống nước kém: Gỗ veneer chỉ là lớp mỏng và mịn được cắt từ gỗ tự nhiên. Nên khi bị ẩm, gỗ có thể phồng rộp, bị biến dạng và mất đi vẻ đẹp ban đầu. Đây là một trong những hạn chế lớn khiến veneer không thích hợp sử dụng trong các khu vực có độ ẩm cao như ở phòng tắm hoặc bếp.
  • Khó sửa chữa: Đồ nội thất sử dụng cốt gỗ công nghiệp phủ Veneer sẽ rất khó sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc. Nếu chẳng may bạn để bề mặt Veneer bị bong tróc một mảng lớn hoặc bị xước sâu thì sẽ không thể nào khôi phục được về tình trạng ban đầu của nó.
Ứng dụng gỗ veneer

Ứng dụng gỗ veneer

Ứng dụng của gỗ veneer

Gỗ Veneer được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như:

Làm bề mặt của đồ dùng nội thất

Gỗ veneer thường được sử dụng làm bề mặt phủ cho các đồ dùng nội thất như tủ, bàn, ghế, kệ, cửa ra vào, và các vật dụng trang trí. Nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ, gỗ veneer giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống, tạo sự sang trọng và đẳng cấp.

Gỗ veneer làm đồ dùng nội thất

Gỗ veneer làm đồ dùng nội thất

Ứng dụng làm sàn

Gỗ veneer cũng được sử dụng trong ngành sản xuất sàn gỗ, đặc biệt là sàn gỗ công nghiệp. Lớp veneer gỗ mỏng sẽ được dán lên bề mặt sàn gỗ công nghiệp để tạo ra lớp vỏ ngoài giống như sàn gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và tiết kiệm chi phí.

Ứng dụng ngoài trời

Mặc dù gỗ veneer thường được sử dụng trong các không gian nội thất, một số loại veneer cao cấp có thể được sử dụng cho các ứng dụng ngoài trời. Ví dụ như làm mặt ngoài của các công trình kiến trúc, nhà cửa, sân vườn… Tuy nhiên, với các ứng dụng này, gỗ cần có lớp bảo vệ đặc biệt để chống lại tác động của thời tiết và môi trường.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin bài viết KAMA vừa cung cấp bạn đã biết được khái niệm gỗ Veneer phân loại, các ưu nhược điểm và ứng dụng của chúng. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm này mời bạn liên hệ với Kama để nhận tư vấn miễn phí nhé!