Thi công trần nhựa kiểu giật cấp hiện đang được rất nhiều gia chủ lựa chọn cho công trình của mình. Bởi đây được xem là giải pháp tuyệt vời giúp cho ngôi nhà thêm đẹp mắt, sang trọng và đẳng cấp hơn. Cùng KAMA tìm hiểu chi tiết về cách làm trần nhựa giật cấp đơn giản và tiết kiệm qua bài viết dưới đây nhé!
Trần nhựa giật cấp có cấu tạo như thế nào?
Dù là mẫu trần giật cấp 2 hay trần giật cấp 3 thì khi thi công ốp trần nhựa chúng cũng sẽ có cấu tạo với các chi tiết chính như sau:
- Hệ khung xương: có thể sử dụng khung xương bằng thép hoặc sắt hộp.
- Tấm nhựa ốp trần: sẽ được gắn trực tiếp lên hệ khung xương nhằm mang đến tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho căn phòng. Bạn có thể dùng các tấm nhựa có họa tiết trơn, vân đá hoặc vân gỗ.
- Phào cổ trần: được dùng để che khuyết điểm giữa các điểm giật cấp trên và dưới.
- Thanh H nối: được dùng để nối hai tấm nhựa ốp lại với nhau của phần góc trần giật cấp.
- Phào chỉ: Vật liệu dùng trang trí tạo hiệu ứng chuyển tiếp, giúp thiết kế nổi lên trên bề mặt trần tạo được điểm nhấn tinh tế và thẩm mỹ hơn.
- Mâm trần trang trí: được gắn ở trung tâm bề mặt trần thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Bề mặt mâm sẽ có các họa tiết hoa văn, mạ vàng tạo nét sang trọng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm trần la phông nhựa giả gỗ rẻ đẹp
Các bước làm trần nhựa giật cấp chi tiết
Dưới đây là hướng dẫn cách làm trần nhựa kiểu giật cấp với lần lượt từng bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát mặt bằng, vị trí trần trước khi thi công
Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng khi tiến hành thi công trần nhựa giật cấp. Bạn cần khảo sát trước mặt bằng thi công thực tế để có thể đưa ra phương án thiết kế, thi công phù hợp. Đồng thời, đo đạc những thông số thiết yếu nhất để tính toán lượng vật tư cần thiết, tránh tình trạng thừa thiếu hoặc hao hụt vật tư.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và các vật tư cần thiết
Chuẩn bị trước các dụng cụ và vật tư cần thiết giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng và đảm bảo được chất lượng công trình. Những công cụ và vật tư bạn cần chuẩn bị đó là:
- Tấm nano ốp trần
- Con ke, đinh hoặc các loại vít inox
- Máy bắt vít
- Keo dán chuyên dụng và băng dính đen hai mặt
- Máy cân bằng laser, thước đo
- Các phụ kiện như là phào chỉ, nẹp,…
Một số thiết bị hỗ trợ khác như: dao cắt, giá đỡ, máy cắt tấm, dàn giáo thi công, thang, mũ, kính chuyên dụng,…
Bước 3: Đi hệ khung xương giật cấp
Đối với hệ khung xương trần giật cấp, bạn có thể sử dụng dạng khung thép hoặc khung xương sắt hộp đều được. Trước tiên, bạn tiến hành hàn hệ khung xương chính cùng hệ khung phụ giật cấp phía dưới. Khoảng cách chuẩn của những thanh đà sẽ giao động từ 45 – 60cm. Hệ khung xương dành cho trần giật cấp sẽ được tạo hình sẵn, với phần trần ở giữa cao hơn bên ngoài.
Bước 4: Đo đạc và cắt tấm nhựa theo kích thước cần thiết
Sau khi đã chuẩn bị xong phần hệ khung xương cho trần nhựa giật cấp, bạn cần đo đạc và cắt các tấm nhựa ốp trần theo kích thước đã đo từ trước đó. Bạn có thể dùng máy cắt cầm tay hoặc là sử dụng dao rọc giấy để quá trình cắt này được diễn ra thuận tiện nhất.
Bước 5: Tiến hành ốp các tấm lên hệ khung xương
Bạn dùng băng dính đen hai mặt dán vào phần khung xương và bôi thêm keo chuyên dụng. Tiếp tục lắp các tấm ốp lên, bạn cần sử dụng máy cân bằng laser để có thể căn chỉnh và đảm bảo các tấm được đặt chính xác nhất.
Ở phần bên trong tường, bạn bắn vít trực tiếp vào tấm để đảm bảo các tấm ốp đầu tiên được cố định chắc chắn. Tiếp theo, bạn cài ke vào hèm âm ở bên ngoài rồi dùng máy bắn vít để cố định tấm nhựa vào hệ khung xương. Tiếp tục thực hiện ốp các tấm nhựa tiếp theo lên trần, ghép hèm dương của tấm ốp này vào hèm âm của tấm ốp kia cho đến hết diện tích trần cần thi công.
Bước 6: Tiến hành thi công trần nhựa giật cấp
Bạn đo đạc khoảng cách giữa trần giật cấp phía trên với phía dưới, rồi cắt các tấm ốp nhựa. Tiếp tục thực hiện việc bôi keo vào vị trí khung xương giật cấp. Bạn cũng có thể dán thêm băng dính đen 2 mặt để đảm bảo tấm ốp trần được gắn chặt vào khung xương.
Bước 7: Che điểm kết thúc bằng phào trang trí, nẹp trang trí
Ở các vị trí mối nối hay đầu ốc vít ở phần góc tường bị hở, bạn có thể sử dụng những cây phào chỉ nhựa, nẹp để trang trí che đi. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu phào chỉ với màu sắc và họa tiết đa dạng vừa giúp che khuyết điểm lại vừa tạo điểm nhấn cho trần nhà.
Bước 8: Vệ sinh, nghiệm thu rồi bàn giao
Sau khi hoàn thành việc thi công, bạn kiểm tra kỹ phần trần nhựa giật cấp đã hoàn thiện, để đảm bảo chất lượng công trình. Sau đó, tiến hành vệ sinh phòng sạch sẽ mời gia chủ nghiệm thu và bàn giao công trình.
Đơn vị thi công trần nhựa giật cấp uy tín chuyên nghiệp tại TPHCM
KAMA là đơn vị hàng đầu chuyên thi công trần nhựa nói chung, trần giật cấp nói riêng có uy tín đảm bảo chất lượng được đông đảo khách hàng và doanh nghiệp yêu thích nhất hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm, KAMA cam kết đến nhiều lợi ích cho khách hàng như.
- Vật liệu chất lượng: KAMA luôn thi công bằng những vật liệu chuẩn chính hãng, có giấy tờ kiểm định, chứng minh được nguồn gốc và đảm bảo an toàn của cho sản phẩm.
- Quy trình chuyên nghiệp: Quy trình thi công của KAMA luôn tuân thủ chuẩn mực khoa học, đảm bảo được tiến độ và chất lượng của dự án. Chúng tôi đảm bảo thực hiện đúng theo bản thiết kế được duyệt.
- Nhân viên nhiệt tình: Với đội thợ nhiều kinh nghiệm, trách nhiệm cao, luôn đảm bảo sự chỉn chu, tỉ mỉ khi làm việc. KAMA cam kết đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
- Mức giá cạnh tranh: Với mong muốn hợp tác lâu dài, KAMA cung cấp dịch vụ thi công trần giật nhựa cấp giá rẻ cạnh tranh và nhiều ưu đãi, đặc biệt với các dự án lớn cùng khách hàng thân thiết.
Bài viết trên đây, đã hướng dẫn cách làm trần nhựa giật cấp đơn giản và tiết kiệm. Hy vọng, những nội dung trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích khi cần thi công trần nhựa giật cấp cho căn nhà của mình. Để công trình đảm bảo được tính thẩm mỹ, chất lượng mà lại tiết kiệm chi phí, bạn hãy liên hệ với KAMA nhé!