Nhựa và thạch cao là hai chất liệu được sử dụng phổ biến trong việc ốp trần trang trí ở các công trình kiến trúc. Vậy, nên làm trần nhựa hay trần thạch cao? Loại trần nào bền hơn? Những câu hỏi này đã và đang khiến cho rất nhiều gia chủ băn khoăn. Cùng chúng tôi so sánh hai loại trần này để đưa ra quyết định lựa chọn dễ dàng hơn nhé!
Đặc điểm về trần nhựa
Trần nhựa hay còn được biết đến với những tên gọi khác là hệ trần PVC ( Polyvinyl Clorua), trần nhựa PS (Polystyrene) hoặc trần nhựa SPC (tấm ốp được sản xuất từ hỗn hợp nhựa PVC cùng bột đá – stone plastic composite). Đây là những hệ trần sử dụng vật liệu là tấm ốp nhẹ làm từ nhựa với đặc tính mềm dẻo và độ bền cao.
Trần nhựa sở hữu một số ưu điểm cực kỳ nổi bật đáng để người dùng quan tâm, đó là:
- Chống bám bụi: Công nghệ nano giúp trần nhựa hạn chế tình trạng bụi bám vào bề mặt. Vì thế, trần nhựa luôn sáng bóng và sạch sẽ.
- Chống thấm nước: Trần nhựa có khả năng chống thấm nước tốt các loại trần khác. Vì vậy, loại trần này không gây ẩm mốc rất phù hợp cho các không gian ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm.
- Chống cháy lan: Trần nhựa với cấu tạo nhiều lớp cùng màng film ở bên ngoài góp phần kìm hãm lửa cháy lan khi không may có hỏa hoạn xảy ra.
- Dễ lau chùi: Vì khả năng bám bụi và chống nước tốt nên trần nhựa rất dễ dàng làm sạch bằng việc lau chùi.
- Tính thẩm mỹ: Trần nhựa có nhiều thiết kế khác nhau như giả gỗ, giả đá… mang lại sự đa dạng hơn trong thiết kế nội thất, giúp không gian thẩm mỹ hơn.
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, trần nhựa còn có điểm hạn chế đó là mẫu vân trên tấm nhựa đã được in sẵn. Cho nên, việc những đường nét hoa văn trang trí sáng tạo bị hạn chế.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm trần nhựa giật cấp đơn giản tiết kiệm
Đặc điểm về trần thạch cao
Trần thạch cao chính là loại trần được làm bằng những tấm thạch cao. Đây là vật liệu được làm từ vữa thạch cao, tức là bột thạch cao trộn nước. Sau đó, chúng được đem đi đổ khuôn rồi đợi ninh kết thành thành phẩm có chất lượng ổn định.
Một số ưu điểm nổi bật nhất định phải kể đến của trần thạch cao:
- Kiểu dáng đa dạng: Trong thiết kế nội thất, gia chủ có thể gia công thêm cho trần thạch cao để tăng tính thẩm mỹ như là sơn màu hay sáng tạo thêm nhiều họa tiết hoa văn ấn tượng, độc đáo….
- Chống cháy: Thạch cao là chất liệu không dễ bắt lửa nên có khả năng chống cháy tốt, góp phần bảo vệ an toàn cho người dùng khi hỏa hoạn.
- Chống nóng: Trần thạch cao có khả năng cách nhiệt, chống nóng cao. Bởi vậy, chúng sẽ giúp không gian mát mẻ hơn.
- Kiểm soát âm thanh: Trần thạch cao sở hữu khả năng hấp thụ âm thanh tốt. Nhờ đó, sản phẩm sẽ cải thiện chất lượng âm thanh trong không gian phòng.
Dù vậy, trần thạch cao lại có nhiều nhược điểm như là khả năng chịu nước kém bởi đặc tính cấu tạo của chất liệu. Kể cả gia chủ có chọn loại trần thạch cao có khả năng siêu chống thấm thì chúng vẫn không thể bảo vệ được trần nhà khỏi tác động của nước như trần nhựa. Ngoài ra, thi công loại trần này cũng đòi hỏi sự kỹ càng, chuẩn xác nếu không sẽ có nguy cơ cao bị nứt vỡ khi sử dụng.
Bảng so sánh trần nhựa và trần thạch cao
Tiêu chí | Trần nhựa | Trần thạch cao |
Về giá thành | Trần nhựa thả 60×60 có thành thành vào khoảng 170.000/m2, trong khi trần nhựa nano từ 550.000 – 950.000/m2. Đây là mức giá thành rất hợp lý, có thể phù hợp với đa số thu nhập của người Việt. | Trần thạch cao hiện đại có giá tầm 250.000/m2. Tuy nhiên, lại có những hệ trần thạch cao giá tới hơn 2 triệu mỗi m2 (trần cổ điển). Mẫu trần này chỉ phù hợp với gia chủ có điều kiện kinh tế. |
Về thẩm mỹ | Các sản phẩm trần nhựa hiện nay có hoa văn rất đa dạng, mô phỏng kiểu vân gỗ, vân đá chân thật hơn nhờ lớp Film màu được in ấn tân tiến.
Sản phẩm giúp không gian có vẻ đẹp sang trọng như gỗ thật, đá thật nhưng chi phí lại thấp hơn nhiều. |
Trần thạch cao mang đến cho không gian kiến trúc những vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo riêng. Nhất là khi bạn phối hợp chúng cùng với các mẫu phào chỉ, hoa văn tăng tính thẩm mỹ. |
Về độ bền | Tuổi thọ của trần nhựa đến 30 năm là chuyện bình thường. Bởi vật liệu này được làm từ nhựa PVC không thấm nước và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Trần nhựa có độ bền vượt trội hơn hẳn so với trần thạch cao, nhất là đối với nhà mặt đất ở vùng khí hậu nồm ẩm như miền Bắc nước ta. |
Tuổi thọ nhiều nhất của trần thạch cao từ 15 – 20 năm. Bởi vì, trần thạch cao khi gặp hiện tượng ẩm rất dễ bị bục dẫn đến hiện tượng mốc đen và ố vàng… |
Thời gian thi công | Trần nhựa với đặc tính mềm dẻo lại có trọng lượng nhẹ. Cho nên, thợ thi công có thể dễ dàng vận chuyển lên trần cao mà không tốn quá nhiều công sức và thời gian. Bởi vậy, thi công trần nhựa so với trần thạch cao vừa nhanh hơn lại đỡ tốn chi phí cho thợ hơn. | Thi công trần thạch cao đòi hỏi người thợ phải có sự kỹ càng, tỉ mỉ và chuẩn xác từng chi tiết. Nếu không trần sẽ có nguy cơ bị nứt vỡ cao khi sử dụng. Cộng thêm vật liệu này khá nặng việc thi công càng mất nhiều thời gian hơn. |
Nên làm trần nhựa hay trần thạch cao?
Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể cũng như sở thích của gia chủ mà sự lựa chọn về loại trần có thể khác nhau. Cụ thể:
Những trường hợp nên chọn trần nhựa
Nếu gia chủ cần tìm kiếm loại trần có giá cả phải chăng, dễ thi công để tối ưu hóa chi phí thì trần nhựa chính là sự lựa chọn rất tốt. Ngoài ra, có những khu vực bạn chỉ nên lắp trần nhựa như vùng có khí hậu ẩm ướt, những ngôi nhà cấp 4 phía trên lớp mái ngói, mái tôn. Hoặc là những ngôi nhà có trần thấp hay các văn phòng, xưởng, các cửa hàng…thì sử dụng trần nhựa là phù hợp hơn cả.
Những trường hợp nên chọn trần thạch cao
Nếu gia chủ ưa chuộng sự sang trọng và có khả năng tài chính tốt thì trần thạch cao sẽ là sự lựa chọn không tồi để không gian có điểm nhấn ấn tượng hơn. Một số khu vực nên sử dụng trần thạch cao: phòng khách, phòng ngủ ở các chung cư, khách sạn hay cao ốc văn phòng, các Showroom, nhà hàng…
Như vậy, cả trần nhựa và trần thạch cao đều có những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy, việc sử dụng loại trần nào còn tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ. Rất hy vọng qua bài viết này của KAMA bạn đã biết nên sử dụng chất liệu trần nào cho công trình sắp tới của mình.