PVC chính là loại nhựa được sản xuất nhiều nhất trên thế giới với sản lượng vào khoảng 400 triệu tấn mỗi năm. Vậy nhựa PVC là gì? Vật liệu này có đặc điểm và cấu tạo ra sao? Chúng được ứng dụng vào lĩnh vực nào mà số lượng sản xuất lại nhiều đến như vậy? Hãy cùng Kama tìm hiểu ngay nhé!

Nhựa PVC là gì?

PVC là viết tắt của Polyvinyl Clorua, một dạng nhựa tổng hợp màu trắng được tạo thành sau phản ứng trùng hợp vinylclorua. Nhựa PVC thuộc dòng vật liệu nhựa được nghiên cứu và sử dụng sử lâu đời nhất trong các ngành công nghiệp. Nhựa PVC là chất liệu có độ bền cao, dễ gia công và giá thành phải chăng. Vậy nên, nguyên liệu này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là với ngành xây dựng.

Ban đầu, loại nhựa này có các nhược điểm như cứng, và độ ổn định kém nên rất khó gia công. Bằng cách thêm vào chất làm dẻo, người ta có thể linh hoạt hơn trong việc uốn nén chúng. Vậy nên, càng về sau chúng càng được ứng dụng rộng rãi để thay thế cao su.

Nhựa PCV là gì

Nhựa PCV là gì

Xem thêm: Gỗ nhựa PVC là gì?

Thành phần cấu tạo chính của nhựa PVC

Nhựa PVC chủ yếu được cấu tạo từ các thành phần cơ bản sau đây:

  • Polyvinyl Chloride (PVC): Đây là thành phần chính được tạo thành từ phản ứng giữa ethylene với chlorine. Thành phần này giúp nhựa có tính bền vững và khả năng chống nước tốt.
  • Chất phụ gia: Để cải thiện một số tính chất của PVC, người ta sẽ có thêm các chất phụ gia khác như:
  • Chất ổn định: Giúp PVC duy trì tính chất dưới tác động của nhiệt và ánh sáng.
  • Chất tạo màu: Thêm vào nhựa để tạo màu sắc cho sản phẩm.
  • Chất độn: Giúp giảm các chi phí sản xuất và cải thiện tính chất cơ học của nhựa PVC.
  • Chất chống cháy: Giảm nguy cơ cháy nổ cho các sản phẩm làm từ PVC.
Nhựa PVC

Nhựa PVC

Nhựa PVC có mấy loại?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nhựa PVC, trong đó phổ biến nhất là những loại sau:

Tấm nhựa PVC Foam

Được làm từ bọt foam và PVC nén nhiệt dưới áp lực cao để tạo nên kết cấu tấm nhựa nhằm thay thế gỗ truyền thống chuyên dùng trong nội thất, xây dựng. Sản phẩm có nhiều tính năng hiện đại vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, chúng cũng đảm bảo được những tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng.

Tấm nhựa pvc foarm

Tấm nhựa pvc foarm

Tấm nhựa PVC kỹ thuật

Tấm nhựa PVC kỹ thuật bao gồm những sản phẩm nhựa kỹ thuật có dạng tấm với kích thước tùy chọn theo tiêu chuẩn. Nhựa kỹ thuật PVC được dùng nhiều trong các lĩnh vực kỹ thuật như các chi tiết máy trong nhiều ngành công nghiệp.

Tấm nhựa PVC kỹ thuật

Tấm nhựa PVC kỹ thuật

Tấm nhựa PVC công nghiệp

Nhựa công nghiệp PVC còn có tên thân thuộc là nhựa Phíp. Đây là một dạng PVC nhưng lại được sản xuất để chuyên dùng trong các lĩnh vực công nghiệp. Ví dụ như làm khuôn đúc, tấm chắn, tấm lót và các bảng mạch điện từ nhờ những ưu điểm nổi bật như khả năng cách điện và gia công chế tạo.

Tấm nhựa pvc công nghiệp

Tấm nhựa pvc công nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm của nhựa PVC

Khi tìm hiểu về PVC, bạn cần lưu ý đến các ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này như sau:

Ưu điểm

PVC là dòng nhựa nổi bật với những ưu điểm như sau:

  • Độ bền cao và khả năng chịu được va đập mạnh mà không lo biến dạng.
  • Khả năng chống ăn mòn tốt trong các môi trường ẩm ướt và chứa hóa chất.
  • Tính linh hoạt cao, vừa có dạng cứng, dạng dẻo và cả foam.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt nên được dùng nhiều trong y tế và xây dựng.
  • Khả năng chống nấm mốc và vi khuẩn của PVC rất tốt
  • Tính cách điện tốt rất phù hợp với các ngành điện tử.
  • Tấm PVC có tính thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau.
  • Dễ gia công bằng cách cắt, uốn, hàn,…

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, PVC cũng có một số nhược điểm như:

  • Chứa các chất phụ gia hóa học có thể gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.
  • Khả năng cháy sẽ tạo ra khói độc hại.
  • Khả năng tái chế đòi hỏi phải có công nghệ đặc biệt.
  • Độ cứng và độ dẻo hạn chế nếu so sánh với các dòng nhựa khác.
  • Tiêu tốn năng lượng cao và có phát thải CO2 trong sản xuất.
  • PVC phân hủy gây ô nhiễm môi trường nếu thực hiện sai cách.
  • Giá PVC cao hơn so với một số dòng nhựa khác, tùy thuộc chất lượng và tính chất của sản phẩm.

Ứng dụng của tấm nhựa PVC

Tấm nhựa PVC được ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống. Cụ thể:

  • Làm trần nhà, vách ngăn, tấm ốp tường: Với độ bền cao, khả năng chống nước tuyệt đối và nhiều màu sắc, hoa văn phong phú nên tấm nhựa ốp tường PVC được ứng dụng rộng rãi để làm trần nhà, vách ngăn và ốp tường. Qua đó mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình.
  • Bồn bể xi mạ, các bể chứa hóa chất: Nhờ khả năng kháng hóa chất tốt và chịu nhiệt cao, tấm PVC đang là sự lựa chọn lý tưởng để làm bồn bể cho xi mạ hoặc là làm các bồn chứa các hóa chất.
  • Quạt công nghiệp: Tấm PVC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các loại quạt công nghiệp.
  • Hệ thống xử lý khí công nghiệp: Tấm PVC đang được sử dụng nhiều trong các tháp xử lý khí thải công nghiệp. Vật liệu góp phần cải thiện hiệu suất khi xử lý khí.
  • Vách ngăn công nghiệp: Tấm PVC được sử dụng để tạo vách ngăn trong khu vực công nghiệp, giúp bạn phân chia không gian và tăng độ bền vững cho các cấu trúc.

Kết luận

Tóm lại tấm nhựa PVC có nhiều ưu điểm nổi bật như chống ăn mòn, dễ thi công và bền bỉ. Vì vậy, vật liệu này là sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp và cả đời sống hàng ngày. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng vật liệu này, hãy liên hệ với KAMA để được tư vấn nhé!