Sân bóng đá cỏ nhân tạo đang ngày càng phổ biến nhờ độ bền, tính thẩm mỹ cao và chi phí bảo trì thấp hơn so với sân cỏ tự nhiên. Tuy nhiên, để có được một mặt sân đạt chuẩn, phù hợp thi đấu và sử dụng lâu dài, cần tuân thủ quy trình thi công chính xác, tỉ mỉ từ bước chuẩn bị nền đến hoàn thiện bề mặt. Sau đây KAMA sẽ giới thiệu chi tiết quy trình làm mặt sân bóng đá cỏ nhân tạo chuyên nghiệp.
Cấu tạo mặt sân bóng cỏ nhân tạo
Một sân bóng đá cỏ nhân tạo đạt chuẩn không chỉ phụ thuộc vào loại cỏ sử dụng mà còn nằm ở kết cấu nền móng vững chắc. Mặt sân bóng có nhân tạo được xây dựng từ 5 lớp cơ bản, mỗi lớp giữ vai trò riêng biệt và quan trọng. Cụ thể:
- Lớp nền hạ (nền đất tự nhiên) là phần móng đầu tiên, nơi tiến hành san lấp mặt bằng, loại bỏ vật cản và tạo độ dốc thoát nước hợp lý. Đây là lớp chịu lực chính, ảnh hưởng lớn đến độ bền và khả năng ổn định của toàn bộ sân bóng.
- Lớp nền base và mạt, gồm đá base (kích thước khoảng 4×6 cm) và lớp đá mạt nhỏ hơn phủ lên trên. Lớp này giúp gia tăng độ cứng cho sân và hỗ trợ thoát nước hiệu quả, đồng thời làm nền tảng vững chắc cho các lớp phía trên.
- Lớp đá mi là lớp vật liệu mịn có vai trò làm phẳng mặt sân và tạo điều kiện thuận lợi để trải cỏ đều tay. Ngoài ra, lớp đá mi cũng giúp dẫn nước xuống các lớp bên dưới, hạn chế đọng nước trên bề mặt.
- Lớp cỏ nhân tạo, đóng vai trò thẩm mỹ và trải nghiệm chơi bóng. Cỏ được chọn lựa kỹ càng dựa vào mật độ sợi, chiều cao, độ đàn hồi và khả năng chống tia UV. (Thảm khảo sản phẩm: cỏ nhân tạo sân bóng cao cấp giá rẻ tại TPHCM)
- Lớp cát và hạt cao su phủ trên mặt cỏ giúp cố định sợi cỏ đứng thẳng, tăng độ êm, giảm chấn thương và tăng độ nẩy cho bóng khi thi đấu.
Cấu tạo mặt sân bóng đá cỏ nhân tạo
Quy trình làm mặt sân bóng cỏ nhân tạo
Việc thi công sân bóng cỏ nhân tạo trải qua nhiều bước. Dưới đây là quy trình tiêu chuẩn gồm 7 bước chính giúp tạo nên mặt sân đạt chất lượng cao:
Bước 1: Dọn dẹp chuẩn bị mặt nền
Trước khi thi công, công tác chuẩn bị nền rất quan trọng. Các bước cần tiến hành khi dọn dẹp chuẩn bị mặt nền là:
- Dọn sạch cỏ dại, rác, vật liệu thừa trên bề mặt.
- San lấp mặt bằng nếu địa hình không bằng phẳng. Đối với những khu vực nền yếu hoặc có khả năng sụt lún, cần tiến hành gia cố.
- Thiết kế hệ thống thoát nước, bao gồm việc đào rãnh xung quanh sân và lắp đặt ống thoát nước chính/phụ.
Việc chuẩn bị nền kỹ lưỡng sẽ giúp các lớp tiếp theo được thi công dễ dàng và tăng tuổi thọ cho sân cỏ.
Lu ủi làm cứng mặt sân
Bước 2: Lu ủi làm cứng bề mặt sân
Sau khi mặt bằng được san phẳng, cần sử dụng máy lu rung để nén chặt đất nền. Máy lu 10–15 tấn được dùng để ép chặt lớp đất, giúp nền không bị lún sau này. Công đoạn này đảm bảo nền đủ độ cứng và bằng phẳng, là nền tảng cho lớp đá base và mạt. Nếu không lu đủ chặt, sau một thời gian sử dụng, mặt sân sẽ bị trũng, không đều và ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu.
Bước 3: Rải đá nền base và nền mạt
Lớp nền base và mạt đóng vai trò như “xương sống” của sân bóng nhân tạo. Khi rải đá nền base và nền mạt cần thực hiện các bước:
- Rải lớp đá base (4×6 cm) với độ dày khoảng 10–15 cm. Đây là lớp chịu lực chính.
- Dùng máy lu để ép chặt lớp đá này cho thật cứng.
- Tiếp theo rải lớp đá mạt (kích thước nhỏ hơn) với độ dày khoảng 3–5 cm, tạo lớp đệm và giúp thoát nước hiệu quả.
Sau mỗi lớp đá, cần dùng máy lu để nén chặt, đảm bảo các lớp liên kết chặt chẽ và bằng phẳng.
Rải đá base và nền mạt
Bước 4: Rải đá mi
Đá mi (hoặc đá mịn) là lớp vật liệu cuối cùng trước khi trải cỏ. Lớp này cần được rải mỏng khoảng 2–3 cm trên bề mặt đá mạt đã nén chặt. Sau đó, dùng bàn xoa hoặc máy san phẳng để dàn đều lớp đá mi rồi kiểm tra độ phẳng bằng tia laser hoặc thước thủy chuẩn. Lớp đá mi này sẽ giúp bảo vệ lớp cỏ nhân tạo khỏi tổn hại do ma sát với nền đá bên dưới, đồng thời tăng độ êm cho bề mặt sân.
Rải đá mi
Bước 5: Rải cỏ nhân tạo
Sau khi mặt nền đã hoàn thiện, bước tiếp theo là trải cỏ. Để thực hiện bước này, người thi công cần:
- Cắt cỏ theo kích thước mặt sân, thường là từng cuộn dài 2 – 4m, chiều dài theo yêu cầu thiết kế.
- Trải cỏ theo hàng song song, tránh để lệch hàng gây mất thẩm mỹ.
- Điều chỉnh vị trí tấm cỏ sao cho các mối nối tiếp xúc chặt chẽ.
Việc trải cỏ cần thực hiện tỉ mỉ, tránh để cỏ bị nhăn, cuộn mép hoặc bị lộ đường nối.
Rải cỏ nhân tạo
Bước 6: Cắt ghép đường line và dán cố định tấm cỏ
Để cắt và dán đường line là bước quyết định tính thẩm mỹ và đúng chuẩn của sân bóng, người thi công cần:
- Dùng dao chuyên dụng để cắt đường line trắng tạo biên sân, vạch 16m50, vạch giữa sân, vòng tròn trung tâm…
- Ghép đường line vào cỏ xanh bằng keo chuyên dụng hoặc băng keo lưới chuyên dán cỏ.
- Cố định toàn bộ các mép cỏ bằng keo dán để tránh bong tróc khi thi đấu.
Đường line phải được cắt chính xác về kích thước, vị trí và thẳng hàng, nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn thi đấu.
Xem thêm: Kích thước tiêu chuẩn của sân bóng đá 5, 7, 9, 11 người theo FIFA
Bước 7: Rải cát và hạt cao su
Đây là bước hoàn thiện cuối cùng giúp sân bóng đạt độ êm và độ nẩy bóng tốt nhất. Các bước thực hiện chi tiết khi rải cát và hạt cao su bao gồm:
- Rải lớp cát khô mịn khoảng 20–30 kg/m² lên mặt cỏ, chải đều bằng máy hoặc thủ công.
- Tiếp theo là lớp hạt cao su (granule) với lượng khoảng 5–7 kg/m².
- Dùng máy chải để hạt cao su và cát lọt đều vào giữa các sợi cỏ, giúp tăng độ đứng và độ đàn hồi.
Lớp phủ này không chỉ bảo vệ sợi cỏ mà còn tạo cảm giác chân thật khi chạy và đá bóng, gần giống với sân cỏ tự nhiên.
Rải cát và hạt cao su
Kết luận
Việc thi công mặt sân bóng đá cỏ nhân tạo đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng bước và lựa chọn vật liệu phù hợp. Quy trình đúng chuẩn không chỉ đảm bảo chất lượng thi công mà còn giúp sân bền đẹp, sử dụng lâu dài. Đầu tư đúng ngay từ đầu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và trải nghiệm thi đấu tối ưu cho người chơi. Quý khách có nhu cầu đặt hàng cỏ nhân tạo sân bóng hãy liên hệ ngay với KAMA để nhận báo giá tư vấn miễn phí!