Giữa mái rơm nhân tạo và mái rơm tự nhiên, nên lựa chọn loại nào cho công trình? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu và chọn mua sản phẩm. Thấu hiểu điều đó, ngay sau đây chúng tôi sẽ so sánh hai loại mái rơm này để bạn có thể thấy rõ ưu, nhược điểm của chúng. Hãy theo dõi để có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn nhé!
Mái rơm nhân tạo
Mái rơm nhân tạo là loại mái rơm được sản xuất từ các vật liệu thay thế cho rơm tự nhiên như sợi nhựa, polyme, hoặc những vật liệu tổng hợp khác. Mái được các nhà sản xuất thiết kế mô phỏng hình dáng và vẻ đẹp thẩm mỹ của mái rơm tự nhiên. Nhưng mái nhân tạo có khả năng bền bỉ hơn với thời gian.
Đặc điểm
Mái rơm nhân tạo có cấu trúc khá đặc biệt, thường là những tấm vật liệu tổng hợp được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Những vật liệu này được thiết kế với mục đích làm cho mái có độ bền cao, chống chịu được tác động từ thời tiết khắc nghiệt mà không cần phải thay thế thường xuyên.
Nói cách khác. mái rơm nhân tạo không phải là rơm thật mà sẽ là những sợi vật liệu tổng hợp, có hình dáng và màu sắc giống y như mái rơm tự nhiên.
Ưu điểm
So với rơm tự nhiên, mái rơm nhân tạo sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:
- Độ bền cao: Mái rơm nhân tạo có thể tồn tại lâu dài hơn mái rơm tự nhiên nhờ vào khả năng chống thấm nước, chống mối mọt và chống cháy tốt hơn. Những tấm mái này có thể chịu được mưa gió, nắng nóng mà không bị hư hỏng nhanh chóng.
- Giống mái rơm tự nhiên 99%: Được thiết kế để mô phỏng mái rơm tự nhiên, mái rơm nhân tạo mang lại cảm giác tự nhiên, sống động như mái rơm thật.
- Dễ bảo trì: Không giống như mái rơm tự nhiên, mái rơm nhân tạo ít phải bảo trì hay thay thế. Khi bị bẩn, bạn chỉ cần lau chùi đơn giản mà không phải lo đến việc thay thế mái hoàn toàn.
- Khả năng cách nhiệt và cách âm tốt: Mái rơm nhân tạo có khả năng cách nhiệt và cách âm rất tốt, mang lại không gian mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Tiết kiệm chi phí: Mặc dù chi phí bỏ ra ban đầu cho một mái rơm nhân tạo sẽ cao hơn mái rơm tự nhiên. Tuy nhiên, nhờ vào độ bền vượt trội, mái nhân tạo giúp người dùng tiết kiệm được chi phí do không phải thay mới nhiều lần như mái tự nhiên.
Xem thêm: Mái lá nhân tạo vật liệu lợp mái cao cấp cho các khu resort
Nhược điểm
Mái rơm nhân tạo có một số điểm hạn chế như sau:
- Chi phí ban đầu khá cao: Do là sản phẩm được sản xuất công nghiệp, mái rơm nhân tạo có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với mái rơm tự nhiên.
- Khả năng “thoáng khí” kém hơn: Mặc dù có khả năng cách nhiệt tốt, nhưng mái rơm nhân tạo có thể ít thông thoáng hơn mái rơm tự nhiên. Điều này gây cảm giác ngột ngạt nếu không có hệ thống thông gió hợp lý.
Mái rơm tự nhiên
Mái rơm tự nhiên là loại mái được làm từ các sợi rơm thật, thường được thu hoạch từ cây lúa. Đây là vật liệu truyền thống đã được sử dụng từ lâu trong các công trình kiến trúc nông thôn Việt Nam. Ngày nay các loại vật liệu xây dựng cổ truyền như mái rơm vẫn được yêu thích và sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, nhất là các nhà hàng, resort, homestay,…
Đặc điểm
Mái rơm tự nhiên được làm từ rơm lúa, một sản phẩm nông nghiệp phổ biến ở nhiều quốc gia. Những sợi rơm này sẽ được xử lý và xếp chồng lên nhau để tạo thành một lớp mái bảo vệ cho công trình. Mái rơm tự nhiên thường có màu vàng nhạt đặc trưng của rơm rạ, mang lại cảm giác gần gũi và ấm cúng cho ngôi nhà.
Ưu điểm
Mái rơm tự nhiên sở hữu những ưu điểm như:
- Thân thiện với môi trường: Mái rơm tự nhiên có thể phân hủy hoàn toàn sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, nó là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn xây dựng nhà ở bền vững và giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
- Mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông: Mái rơm tự nhiên có khả năng điều hòa nhiệt độ tốt. Vật liệu này có thể giữ cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông nhờ. Bởi rơm rạ có đặc tính cách nhiệt và khả năng giữ nhiệt tốt.
- Chi phí thấp: Mái rơm tự nhiên có chi phí thấp bạn đầu hơn mái rơm nhân tạo. Bởi vì, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là rơm, dễ dàng thu hoạch và có sẵn ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều năm thì việc phải thay mới nhiều lần cũng sẽ tiêu tốn một số chi phí lớn.
- Tính thẩm mỹ cao: Mái rơm tự nhiên mang lại vẻ đẹp truyền thống, gần gũi với thiên nhiên. Nhiều công trình kiến trúc hiện nay vẫn lựa chọn mái rơm tự nhiên vì nó tạo cảm giác ấm cúng và hoài cổ.
Nhược điểm
So với rơm nhân tạo, mái rơm tự nhiên có một số nhược điểm như:
- Độ bền kém: Mái rơm tự nhiên có tuổi thọ ngắn hơn so với mái rơm nhân tạo. Sau một thời gian, rơm có thể bị mục nát, mối mọt hoặc hư hỏng do ảnh hưởng của thời tiết. Người dùng cần phải thay thế mái rơm định kỳ để đảm bảo công năng sử dụng.
- Cần bảo trì thường xuyên: Để duy trì được sự bền vững của mái rơm tự nhiên, người dùng cần phải thường xuyên bảo trì, xử lý mối mọt và kiểm tra xem mái có bị thủng hay không.
- Khả năng chống cháy thấp: Mái rơm tự nhiên dễ bị cháy nếu không được xử lý chống cháy, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khô hanh.
Mái rơm nhân tạo và mái rơm tự nhiên nên chọn loại nào?
Việc lựa chọn giữa mái rơm nhân tạo và mái rơm tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngân sách, nhu cầu sử dụng và mục đích thẩm mỹ của công trình.
- Nếu bạn muốn một giải pháp lâu dài, ít phải bảo trì thì mái rơm nhân tạo sẽ là lựa chọn phù hợp. Bởi mái nhân tạo có khả năng chống chịu thời tiết tốt rất tiện lợi trong việc vệ sinh. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao, nhưng tuổi thọ dài và sự bền bỉ của mái rơm nhân tạo sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
- Nếu bạn ưu tiên tính thẩm mỹ, cảm giác gần gũi với thiên nhiên và chi phí thấp, thì mái rơm tự nhiên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị cho việc bảo trì thường xuyên và thay thế mái sau một thời gian sử dụng.
Lời kết
Tóm lại, dù là mái rơm tự nhiên hay nhân tạo cũng sẽ có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng loại công trình. Bạn hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của mình, để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về vật liệu này hãy liên hệ với KAMA để nhận tư vấn miễn phí nhé!