Tổng hợp

Nhựa PVC và nhựa PS khác nhau ở điểm gì?

So sánh nhựa PVC và nhựa PS

Nhựa PVC và nhựa PS là những dòng vật liệu thế hệ mới hiện đang được rất nhiều chủ đầu tư sử dụng trong trang trí nội thất. Mặc dù cùng có thành phần chính là nhựa dẻo, nhưng mỗi loại nhựa PVC và PS sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy, chúng ta nên sử dụng vật liệu nào sẽ tốt hơn? Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Nhựa PVC là gì?

Nhựa PVC (Polyvinyl chloride) là sản phẩm polyme nhiệt dẻo đang được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Loại nhựa này sở hữu tính linh hoạt cao, ban đầu vật liệu có độ cứng và giòn nhưng sau đó lại rất dễ dàng hóa dẻo khi được thêm vào chất hóa dẻo. 

Nhựa PVC cung cấp nhiều tính năng cực kỳ hữu dụng với các ngành công nghiệp sản xuất cả ở dạng cứng và dạng mềm. Nhựa PVC là vật liệu được tạo thành từ phản ứng trùng hợp VC (vinyl chloride).

Nhựa PVC

Nhựa PVC

Tính chất vật lý của nhựa PVC được thể hiện rõ qua các thông số như sau:

Tính chất Đơn vị đo Giá trị
Khối lượng riêng g/cm³ 1,45–1,50
Độ bền Khi kéo kg/cm² 500–700
Độ bền Khi nén kg/cm² 800–1600
Độ bền Khi uốn kg/cm² 800–1200
Modun đàn hồi kéo N/mm² 392 – 981
Nhiệt độ dùng thích hợp < 60

Nhựa PS là gì?

Nhựa PS (Polystyrene) là vật liệu polyme nhiệt dẻo được tạo thành thông qua phản ứng trùng hợp Stiren. Vật liệu này thường được sử dụng chủ yếu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng. Nhựa PS là vật liệu không mùi, không màu và lại rất dễ tạo màu.

Các bạn có thể sử dụng các phương pháp ép và ép phun ở mức nhiệt độ 180 – 200 độ C để gia công nhựa PS. Vì thế, với loại vật liệu này, bạn khá dễ dàng tạo được những hình mẫu trang trí đẹp.

Nhựa PS

Nhựa PS

Tính chất vật lý của nhựa PS được thể hiện thông qua các thông số như sau:

Tính chất Đơn vị đo Giá trị
Khối lượng riêng g/cm³ 1,05–1,06
Độ bền Khi kéo kg/cm² 357 – 602
Độ bền Khi nén kg/cm² 571 – 1356
Độ bền Khi uốn kg/cm² 816 – 1142
Modun đàn hồi kéo N/mm² 2,8–3,5).10
Nhiệt độ dùng thích hợp  < 70

Xem thêm: Sàn nhựa Vinyl là gì?

So sánh nhựa PVC và nhựa PS

Để giúp các bạn có thể thấy rõ sự khác nhau giữa nhựa PVC và nhựa PS, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và so sánh hai loại polyme nhiệt dẻo này theo các tiêu chí cụ thể dưới đây

Tiêu chí Nhựa PVC Nhựa PS
Cấu tạo Nhựa PVC có cấu tạo từ chất liệu nhựa nguyên sinh, rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Nhựa PS có cấu tạo từ chất liệu nhựa tổng hợp
Đặc tính
  • Đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng để người sử dụng lựa chọn
  • Khả năng cách âm tốt
  • Không bị cong vênh dưới ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết như ánh sáng, nhiệt độ
  • Khả năng chống nhiệt và chống ẩm mốc rất hiệu quả
  • Có thể phù hợp với đa số các phong cách nội thất hiện nay
  • Khả năng chống thấm nước, chống ẩm mốc tốt và không thu hút côn trùng 
  • Hạn chế trầy xước và có khả năng chống bám bụi
  • Có nhiều sự lựa chọn cho người dùng về mẫu mã, thiết kế 
  • Không cần phải xử lý các mối nối khi thi công

 

Độ bền Dựa trên 3 phương diện cơ bản là kéo – nén – uốn thì nhựa PVC có độ bền cao hơn hẳn nhựa PS. Đặc biệt, PVC còn rất dễ dàng để hóa dẻo khi kết hợp với các chất phụ gia Nhựa PS có độ cứng và độ giòn nhất định nên không bền và không dễ uốn dẻo như nhựa PVC. 
Nhiệt độ Nhựa PVC có mức nhiệt độ sử dụng không thể xác định rõ ràng được. Bởi, nhựa UPVC có độ bền kém hơn khi chịu tác động của nhiệt trên 60 quá lâu. 

Trong khi đó, dòng nhựa CPVC lại có khả năng chịu được mức nhiệt lên tới  93.3 độ C. 

Vì vậy, chúng ta chỉ có thể xác định là nhựa PVC và nhựa PS sẽ có sự khác biệt ở tính năng chịu nhiệt nhưng không thể đưa ra mức chuẩn rõ ràng.

Nhiệt độ sử dụng thông thường của nhựa PS sẽ không vượt qua ngưỡng 70 độ C. Thông số này đúng đối với trường hợp ứng dụng nhựa PS làm vỏ đựng thức ăn. 

Bởi, khi ở mức nhiệt trên 70 độ nhựa PS sẽ giải phóng 1 lượng Monostyren – chất này rất có hại cho gan. 

Ta có thể sử dụng chất liệu nhựa PS trong những trường hợp khác ở mức nhiệt 70 – 75 độ C. 

Khối lượng riêng Nhựa PVC có khối lượng riêng nặng hơn so với nhựa PS xấp xỉ 40 g/ cm3. 

Chính vì thế, khi dùng nhựa PVC làm vật liệu trang trí ta sẽ cảm thấy chúng có độ chắc tay hơn nhựa PS.  

Vì có trọng lượng nhẹ, cho nên nhựa PS rất dễ lắp đặt và thi công
Ứng dụng
  • Tạo màng phủ: sản xuất bao bì, áo mưa,…
  • Vật liệu cách điện: làm dây điện, dây cáp,..
  • Đường ống: chế tạo ống dẫn nước, ống xử lý các chất thải,..
  • Vật liệu trang trí: làm tấm ốp nhựa, trần nhựa, phào chỉ nhựa,…
  • Vật liệu cách nhiệt: dùng ốp tường, làm hệ rèm nhựa cách nhiệt,..

 

  • Vỏ hộp đựng thực phẩm
  • Vỏ các dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị trong lĩnh vực y tế
  • Vỏ đồ điện tử: vỏ TIVI, vỏ điện thoại, máy tính…
  • Vật liệu cách nhiệt: sản xuất tấm xốp cách nhiệt PS.
  • Vật liệu trang trí: tấm ốp bằng nhựa PS, phào chỉ hàn quốc nhựa PS,…

 

Nên chọn nhựa PS hay nhựa PVC trong trang trí nội thất?

Trên thực tế, cả hai loại vật liệu nhựa PS và nhựa PVC được sử dụng rất phổ biến trong trang trí nội thất. Việc lựa chọn vật liệu nào để trang trí nội thất còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư, vào điều kiện kinh tế và cả phong cách kiến trúc chủ đạo của công trình

Ví dụ vật liệu bằng chất liệu nhựa PVC sẽ có ưu điểm là giá thành rẻ, độ bền cao nên được nhiều chủ đầu từ lựa chọn hơn. Tuy nhiên, nếu xét ở tiêu chí khác, thì vật liệu từ PS sẽ có những lợi thế khi thi công ở các những vị trí đặc biệt như mái vòm, những vị trí khó lắp đặt bởi đặc tính nhẹ nên dễ dàng trong việc di chuyển và lắp đặt hơn

Như vậy, cả nhựa PVC và nhựa PS đều là những chất liệu nhựa polyme nhiệt dẻo. Cả hai loại đều dễ dàng để gia công nên được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất vật liệu trang trí nội thất. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại nhựa này có thể tính đến khối lượng riêng, độ bền cũng như nhiệt độ thích hợp khi sử dụng. Do đó, việc nên lựa chọn chất liệu nào cho mỗi công trình còn phụ thuộc vào sở thích của gia chủ và đặc điểm phong cách của công trình đó. Hy vọng bài chia sẻ trên đây của KAMA đã đem lại những thông tin hữu ích dành cho quý khách hàng.