Lớp phủ bề mặt là thành phần rất quan trọng khi sản xuất và hoàn thiện gỗ công nghiệp. Bộ phận này vừa góp phần bảo vệ và tăng cường độ bền lại vừa tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm. Hiện tại, trên thị trường các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp khá đa dạng. Trong đó, 6 loại ứng dụng phổ biến nhất sẽ được KAMA đã tổng hợp ngay sau đây.

Lớp phủ cốt gỗ công nghiệp là gì?

Lớp phủ cốt gỗ công nghiệp là lớp vật liệu, được nhà sản xuất dán ép lên bề mặt của các loại ván gỗ công nghiệp. Ví dụ như gỗ MDF, MFC, HDF, Plywood và các loại ván gỗ khác (phần gỗ công nghiệp được gọi là cốt gỗ, lõi gỗ hoặc phôi gỗ).

Lớp phủ này thường được làm từ các chất liệu như Melamine, Veneer, Laminate, Acrylic, UV, sơn phủ PU. Mục tiêu chính của các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp là bảo vệ, tăng cường chất lượng, tuổi thọ của sản phẩm và cải thiện tính thẩm mỹ của gỗ công nghiệp.

Tác dụng của lớp phủ bề mặt cốt gỗ công nghiệp

Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp mang đến rất nhiều tác dụng như sau:

  • Bảo vệ: lớp phủ bề mặt giúp các loại ván gỗ công nghiệp chống lại tác động của môi trường như ánh nắng mặt trời, nước, nhiệt độ, độ ẩm và cả bụi bẩn. Đây là những yếu tố có thể khiến gỗ bị biến dạng, mục nát, mối mọt hay nứt nẻ. Nhờ đó, đội bền và tuổi thọ sử dụng của sản phẩm được gia tăng.
  • Tăng cường độ bền: các loại bề mặt gỗ công nghiệp làm cho gỗ trở nên cứng cáp hơn, chống va đập tốt hơn. Nhờ đó, sản phẩm có khả năng chống chịu được tác động ngoại lực và giảm độ hao mòn theo thời gian.
  • Thẩm mỹ: lớp phủ bề mặt tạo ra các màu sắc, hoa văn đa dạng trên bề mặt sản phẩm. Vì vậy, chúng sẽ cải thiện tính thẩm mỹ giúp người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và thiết kế được những không gian nội thất đẹp hơn..
  • Dễ vệ sinh và bảo trì: các loại bề mặt gỗ công nghiệp giúp sản phẩm trở nên bóng mịn và dễ lau chùi hơn. Vì vậy, người dùng dễ dàng duy trì được sự sạch sẽ của sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng.

Xem thêm: Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

6 loại chất liệu phủ bề mặt cốt gỗ công nghiệp thông dụng nhất

Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp có những đặc điểm, tính chất, giá trị và ứng dụng riêng. Bạn hãy căn cứ vào nhu cầu cụ thể và ngân sách của mình để lựa chọn chất liệu phù hợp nhất. Ngay sau đây là thông tin chi tiết về 6 loại phủ bề mặt cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất

Melamine

Lớp phủ Melamine được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành sản xuất nội thất và xây dựng. Đây là một loại phủ bề mặt bằng chất liệu hữu cơ có tính chất chống mài mòn, chống ẩm và rất bền màu. Lớp phủ Melamine thường được các nhà sản xuất sử dụng để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ lõi cho bề mặt của gỗ công nghiệp, gỗ ghép (plywood).

Lớp phủ Melamine

Lớp phủ Melamine

Laminate

Lớp phủ laminate được ứng dụng rộng rãi trên các loại bề mặt gỗ công nghiệp như ván MDF, HDF và một số vật liệu gỗ tổng hợp khác. Lớp phủ này thường được làm từ hai thành phần chính đó là:

  • Giấy dép (kraft paper): Đây là lớp giấy chịu được nhiệt độ và áp lực cao, nằm ở dưới cùng của laminate.
  • Resin: Đây là chất lỏng chống thấm và bảo vệ, thường được làm từ hỗn hợp các chất như phenol-formaldehyde, melamine-formaldehyde hoặc urea-formaldehyde. Resin đóng rắn ở nhiệt độ và áp lực cao, trở thành lớp bảo vệ bề mặt laminate.
Lớp phủ Laminate

Lớp phủ Laminate

Veneer

Veneer là một loại phủ bề mặt được tạo ra từ những lớp gỗ siêu mỏng. Công nghệ này hiện đang được ứng dụng phổ biến trong ngành nội thất và xây dựng. Quá trình sản xuất veneer bắt đầu bằng việc cắt vật liệu gỗ thật thành các lớp mỏng với độ dày từ 0,6 đến 6 milimet (tùy thuộc loại gỗ và ứng dụng).

Sau đó, lớp gỗ thật này sẽ được dán lên bề mặt gỗ công nghiệp, gỗ ghép (plywood) hoặc các vật liệu khác. Qua đó, tạo ra bề mặt hoàn hảo cho các sản phẩm nội thất và các công trình xây dựng, mang đến vẻ đẹp tự nhiên như gỗ thật.

Lớp phủ Veneer

Lớp phủ Veneer

Acrylic

Acrylic là loại lớp phủ bề mặt được tạo ra bằng cách dùng chất liệu PMMA – Polymethyl methacrylate để bao phủ và bảo vệ bề mặt gỗ công nghiệp hoặc các vật liệu khác. Acrylic thường được sản xuất dưới dạng lỏng hoặc sơn để phủ lên bề mặt sản phẩm. Sau đó được sấy khô hoặc xử lý bằng tia cực tím (UV) để tạo được một lớp phủ bề mặt cứng và bền.

Lớp phủ Acrylic

Lớp phủ Acrylic

Sơn (PU, sơn bệt, 2K)

Lớp sơn phủ trên bề mặt gỗ công nghiệp, thường được gọi là “sơn phủ gỗ” hoặc ” sơn trang trí gỗ,” vừa góp phần làm đẹp lại vừa bảo vệ bề mặt của sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp và cả nội thất gỗ tự nhiên.

  • Sơn PU (Polyurethane): Là loại sơn đa dụng, có độ bóng cao, mịn màng và bền đẹp thường được sử dụng để tạo lớp phủ trên gỗ. Sơn PU có khả năng chống nước, chống mài mòn giúp màu sắc gỗ thêm nổi bật, dễ dàng vệ sinh và bảo quản. Nhược điểm của sơn PU là Yêu cầu kỹ thuật cao khi thi công và thời gian khô sẽ lâu hơn so với các loại sơn khác.
  • Sơn bệt (NC – Nitrocellulose): Có độ bóng vừa, sau khi sơn gỗ vẫn được màu sắc tự nhiên. Sơn có ưu điểm là dễ thi công, khô nhanh và mùi không quá mạnh. Nhược điểm là sơn không chống nước tốt và không bền bỉ như PU, nên người dùng cần phải bảo trì thường xuyên.
  • Sơn 2K (Two-Component): Đây là hỗn hợp của một thành phần sơn với một thành phần chất đóng rắn. Sau khi trộn chúng lại, sẽ tạo được một lớp sơn cứng, bóng và bền đẹp. Lớp sơn này có độ bền cao, chống nước và hóa chất tốt, có màu sắc ổn định, độ bóng cao dùng được cho nhiều loại gỗ và bề mặt. Nhược điểm là kỹ thuật trộn và thi công phức tạp, yêu cầu có biện pháp an toàn khi dùng chất đóng rắn.
Sơn PU

Sơn PU

UV (Ultraviolet)

Lớp phủ UV (Ultraviolet) được các nhà sản xuất gỗ và nội thất ứng dụng rất phổ biến. Lớp phủ này vừa bảo vệ bề mặt lại giúp cho bề mặt gỗ gia tăng tính thẩm mỹ hơn. Nhờ sử dụng ánh sáng tử ngoại (UV) nên lớp phủ bề mặt này khô nhanh hơn sau khi được áp dụng lên bề mặt gỗ.

Kết luận

Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Mỗi loại đều có những ưu điểm nổi bật riêng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng và phong cách thiết kế khác nhau. Hy vọng rằng những thông tin mà KAMA vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại lớp phủ này. Từ đó, bạn có thể đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho dự án nội thất của mình.