Trong quá trình sử dụng, sàn gỗ thường gặp tình trạng cong vênh, phồng rộp khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và chúng ta có thể giải quyết chúng như thế nào? Cùng KAMA tìm hiểu nguyên do và cách xử lý khi sàn gỗ bị phồng rộp cong vênh qua bài viết dưới đây nhé!
Các nguyên nhân sàn gỗ bị phồng rộp cong vênh
Sàn gỗ xảy ra tình trạng phòng rộp, cong vênh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm độ bền của sàn. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này ở sàn gỗ.
Do chất lượng của sản phẩm
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm sàn gỗ rất đa dạng với nhiều chủng loại, mức giá và chất lượng khác nhau. Một số loại sàn gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém thường rất dễ bị phồng rộp sau vài lần người sử dụng sơ ý đánh đổ nước ra nhà. Hoặc thậm chí khi độ ẩm môi trường tăng cao hơn bình thường cũng có thể khiến sàn gỗ bị cong vênh.
Sàn gỗ tuy không phải là loại vật liệu có khả năng chống nước tuyệt đối. Tuy nhiên, với những loại sàn gỗ chất lượng cao, cốt gỗ tốt, hèm khóa được thiết kế đạt tiêu chuẩn. Chúng hoàn toàn có thể sử dụng ở không gian nội thất mà không bị ảnh hưởng trước các yếu tố bất lợi của môi trường về độ ẩm và nhiệt độ.
Ngược lại, với những sàn gỗ chất lượng kém, chúng lại rất dễ bị môi trường tác động. Nhiệt độ và độ ẩm cao rất dễ khiến những loại sàn gỗ kém chất lượng này bị phồng rộp và cong vênh.
Tham khảo sản phẩm: Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ chất lượng tại TPHCM
Do yếu tố môi trường
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nhiệt độ và độ ẩm rất cao. Đây chính là những yếu tố tác động rất tiêu cực đến độ bền của các loại sàn gỗ. Nếu cũng là loại sàn gỗ đó nhưng khi lắp đặt tại các nước Châu Âu có đặc điểm khí hậu khô thì tuổi thọ sử dụng sẽ cao hơn là lắp đặt ở Việt Nam.
Hoặc cũng là ở Việt Nam nhưng trong những căn hộ thông thoáng và cao ráo thì sàn gỗ sẽ đỡ bị ẩm hơn. Đó chính là lý do khiến sàn ở tầng 1 của căn nhà thường có tuổi thọ sử dụng ngắn hơn so với những tầng cao hơn.
Do quá trình sử dụng
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến sàn gỗ thường bị cong vênh, phồng rộp đến từ người sử dụng. Ví dụ, có rất nhiều người lau nhà gỗ bằng chổi lau ẩm ướt hay quá trình nấu ăn, rửa bát vô tình để nước đổ ra sàn mà không lau khô ngay…. Khi nước đọng trên mặt sàn gỗ quá lâu sẽ xuất hiện các vết rộp giống như đồng xu cục bộ.
Do khâu thi công lắp đặt
Thông thường, khi lát sàn gỗ, người thi công phải chừa một khoảng từ 10 – 12mm giữa mép sàn với chân tường. Khoảng cách này để phòng khi thời tiết thay đổi, sàn gỗ có thể “giãn nở” ra.
Tuy nhiên, những thợ thi công ẩu hoặc không kinh nghiệm thường đóng các tấm ván sàn quá khít vào nhau mà không để chừa khoảng cách an toàn này. Khi độ ẩm và nhiệt độ môi trường thay đổi, gỗ giãn nở sẽ gây ra các vết phồng và cong vênh trên sàn nhà.
Xem thêm: Nguyên nhân sàn gỗ công nghiệp bị kêu và cách khắc phục
Cách xử lý triệt để khi sàn gỗ bị phồng rộp cong vênh
Tùy vào nguyên nhân sàn bị cong vênh, phồng rộp để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể
Do môi trường ẩm
Tự nhiên bạn thấy mặt sàn gỗ bị đội lên, dẫm chân vào thấy cảm giác phồng phềnh mà không phải do đổ nước hay có sự cố nước tràn xảy ra. Lúc đó, bạn hãy tháo phần phào chân tường ra rồi dùng đục hoặc máy cắt để cắt phần gỗ thừa. Hoặc bạn cũng có thể tháo thanh gỗ đó ra rồi cắt bớt đi.
Sau đó, bạn ghép lại để ra một khoảng hở đủ tiêu chuẩn giữa tấm sàn gỗ với chân tường. Sau khi lắp lại, bạn dùng tay vỗ nhẹ chỗ bị phồng cho hạ dần xuống. Nếu bạn không thể tự xử lý sàn gỗ bị phồng bạn hãy gọi thợ chuyên nghiệp đến sửa chữa nhé.
Do bị nước tràn ngập, thấm nước
Khi sàn gỗ bị tràn ngập và thấm nước, bạn hãy nhanh chóng tháo toàn bộ sàn gỗ ra rồi dựng thẳng ở nơi thoáng và có gió để khô tự nhiên. Sau vài ngày khi sàn gỗ đã khô hẳn, bạn có thể ghép sàn lại bình thường. Toàn bộ nền nhà cũng cần được lau, để khô kỹ và thay lại lớp xốp lót khác. Bạn có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa giúp nền nhà khô nhanh hơn.
Trong một số trường hợp sàn bị thấm nước ít, chưa nghiêm trọng đến độ phải tháo toàn bộ nền gỗ ra. Khi đó, bạn có thể áp dụng cách mở điều hòa và bật chế độ hút ẩm để trong vài ngày. Tình trạng nước bị thấm sàn gỗ chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể
Do thi công sai kỹ thuật
Nếu sàn gỗ phồng ở phía chân tường, bạn cần tháo nẹp chân tường ra, rồi dùng máy cắt để cắt bớt một phần sàn gỗ. Giữ cho khoảng cách giữa mép của sàn gỗ với chân tường đảm bảo ở mức 10-12mm. Nếu sàn bị phồng ở giữa, bạn hãy tháo những tấm ván bị phồng, cắt bỏ phần phồng rồi đo đạc và lắp đặt lại.
Nếu sàn bị phồng do lắp đặt không khớp, gây ra tình trạng cong vênh thì bạn cần tháo toàn bộ lớp sàn ra. Sau đó, điều chỉnh lại phần giá đỡ trên dưới sao cho chúng khớp với nhau rồi lắp đặt lại. Trong những trường hợp này, gia chủ hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để việc xử lý sàn gỗ bị phồng được nhanh chóng và đảm bảo tính thẩm mỹ hơn.
Những lưu ý để tránh hiện tượng sàn gỗ bị phồng rộp cong vênh
Để tránh tình trạng sàn bị cong vênh, phồng rộp, bạn cần lưu ý đến những vấn đề như sau:
- Khi thi công, nên chừa ra một khoảng từ 10-12mm giữa mép sàn và chân tường cho sàn gỗ có thể giãn nở.
- Nên ngắt riêng từng phòng và từng khu vực khi thi công sàn gỗ để tránh hiện tượng sàn bị phồng rộp, cong vênh, xô lệch hàng loạt, khiến bạn phải thay thế trên diện tích lớn.
- Tránh để sàn gỗ tiếp xúc với ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian. Hãy dùng rèm hoặc đóng cửa lại để hạn chế sàn gỗ phải chịu nhiệt độ cao, dẫn tới giãn nở và cong vênh.
- Hạn chế tối đa việc đổ nước ra sàn gỗ trong quá trình sử dụng. Khi vệ sinh sàn, cần dùng khăn lau đã được vắt ráo nước. Vào mùa nồm, hãy hạn chế để hơi ẩm vào nhà. Khi vệ sinh mà sàn gỗ mà lâu khô quá, bạn cần lấy khăn khô thấm nước trên bề mặt sàn.
- Nếu sàn gỗ bắt đầu có các hiện tượng như phồng rộp, cong vênh, xô lệch hãy xử lý nhanh chóng, kịp thời.
- Nên chọn mua các loại sàn gỗ chất lượng cao ở các hệ thống phân phối uy tín như KAMA. Ngoài chế độ bảo hành dài hạn, bạn còn thể thể yên tâm về chất lượng và tuổi thọ sử dụng sản phẩm.
Kết luận
Trên đây là thông tin chi tiết về những nguyên nhân sàn gỗ bị phồng rộp cong vênh và cách xử lý. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin về cách lắp đặt và sử dụng các loại sàn gỗ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ KAMA nhé!