Sàn gỗ bị trơn trượt là vấn đề khá thường gặp trong quá trình sử dụng nhất là vào những ngày mưa ẩm. Điều này không chỉ gây khó khăn khi di chuyển trên sàn mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Vậy nguyên nhân nào khiến sàn gỗ trở nên trượt và cách khắc phục là gì? Cùng KAMA tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân sàn gỗ bị trơn trượt
Sàn gỗ bị trơn trượt thường đến từ những nguyên nhân cơ bản như sau:
Lớp phủ bề mặt bị mài mòn
Phần lớn các loại sàn gỗ đều có lớp phủ trên bề mặt để bảo vệ và nâng cao tính thẩm mỹ. Sau một thời gian dài sử dụng, lớp phủ này bị mài mòn đi khiến sàn trở nên trơn trượt. Ngoài ra, hiện tượng trơn trượt này cũng có thể xảy ra với các sàn gỗ được đánh bóng quá mức.
Vệ sinh không đúng cách
Sử dụng các chất tẩy rửa sàn gỗ không phù hợp cũng có thể làm ảnh hưởng đến lớp phủ bề mặt, từ đó làm tăng tính trơn trượt ở sàn. Bên cạnh đó, việc dùng quá nhiều dung dịch lau sàn hay xà phòng lên sàn cũng khiến bề mặt sàn lâu khô và đọng lại các hóa chất gây nguy cơ trơn trượt cao hơn.
Nước, dầu mỡ, thức ăn
Khi dầu nước, dầu mỡ và thức ăn hoặc các đồ dùng khác rơi trên bề mặt sàn sẽ làm cho sàn bị ướt, dễ trơn trượt hơn và gây mất an toàn cho người di chuyển.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến sàn gỗ bị phồng rộp và cách xử lý
Cách khắc phục sàn gỗ bớt trơn trượt
Dưới đây là các phương pháp khắc phục hiệu quả nhất hiện tượng trơn trượt ở sàn gỗ, bạn có thể tham khảo:
Thường xuyên lau sàn nhà
Để hạn chế tình trạng trơn trượt ở sàn gỗ thì cách khắc phục dễ nhất chính là giữ cho chúng luôn sạch sẽ và khô ráo. Bạn hãy loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn trên sàn thường xuyên thì nguy cơ trơn trượt gặp phải cũng được hạn chế đáng kể. Bạn hãy quét sàn gỗ thường xuyên, ít nhất là một lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn đối với các phòng sử dụng nhiều.
Lau sàn ít nhất một lần mỗi tuần để giảm sự tích tụ của bụi bẩn, giúp sàn bớt trơn trượt. Đối với các khu vực sàn ít đi lại và sử dụng có thể lau một lần mỗi tháng hoặc ít hơn. Ngoài ra, bạn nên định kỳ vệ sinh sạch sâu sàn gỗ hai lần mỗi năm để sàn luôn trong tình trạng tốt nhất.
Khi lau sàn nhớ làm ẩm nhẹ cây lau rồi vắt thật khô, tránh để nước đọng trên bề mặt gỗ. Khi nước đổ ra sàn hãy làm khô ngay lập tức. Hạn chế tối đa sàn gỗ bị ngấm nước, bởi điều này không chỉ khiến sàn trơn trượt mà còn gây ra ẩm mốc khiến sàn bị hỏng..
Thảm trong nhà
Bạn hãy đặt một tấm thảm to ở trong nhà hoặc những khu vực đi lại nhiều như lối đi hay các không gian sinh hoạt chính. Thảm vừa giúp bạn giữ vệ sinh cho sàn gỗ lại vừa giúp chân của bạn khô ráo hơn khi di chuyển trên bề mặt, hạn chế được hiện tượng trơn trượt.
Xem thêm: Thảm trải sàn nhà
Thảm cửa chùi chân
Nếu bạn đặt thảm chùi chân ở các vị trí như cửa của mỗi lối vào, cửa nhà vệ sinh, khu vực bếp… Bạn có thể hạn chế tối đa việc mang bụi bẩn vào nhà. Tùy thuộc vào kích thước của ngôi nhà, bạn có thể sử dụng các loại thảm cửa có kích thước và hoa văn phù hợp để tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Loại bỏ dư lượng sáp
Sáp và các chất đánh bóng sàn tích tụ theo thời gian cũng khiến sàn gỗ nhà bạn trở nên trơn trượt hơn. Bạn có thể loại bỏ lớp này bằng một vài cách như sau:
- Sử dụng hỗn hợp gồm hai phần nước và một phần giấm để lau sàn.
- Sử dụng một số sản phẩm phù hợp để loại bỏ cặn sáp trên sàn gỗ một cách an toàn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là việc sử dụng giấm trên bề mặt một số loại sàn gỗ có thể làm mất hiệu lực bảo hành sản phẩm. Vậy nên, tốt nhất bạn hãy sử dụng các chất tẩy rửa được hãng đề xuất cho sàn nhà của mình.
Dùng sơn không trượt cho sàn gỗ
Tương tự như những loại sơn chống trượt và sơn xịt, bạn cũng có thể sơn sàn gỗ của mình bằng sơn không trượt để tăng thêm một lớp bám. Sơn không trượt cho sàn gỗ trên thị trường có giá thành tương đối giá rẻ và có nhiều màu sắc để bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, nhược điểm của sơn chống trượt là lâu khô, vậy nên bạn hãy chọn sơn vào ngày hè khô ráo. Ngoài ra, sau khi sơn sàn gỗ sẽ có mùi đôi khi gây khó chịu cho người sử dụng.
Lớp phủ chống trơn trượt
Một lớp phủ chống trơn trượt có thể phù hợp cho cả sàn gỗ tự nhiên và sàn công nghiệp. Lớp phủ này vừa có tác dụng tăng cường bảo vệ bề mặt sàn, giúp sàn nhà sáng bóng như sáp mà lại không gây trượt quá nhiều.
Nhược điểm của phương pháp này là chúng cần có thời gian để thực hiện. Bởi trước khi phủ lớp chống trượt bạn cần xử lý sàn nhà bằng cách chà nhám gỗ nền. Lớp phủ cũng phải mất từ sáu đến 12 giờ mới khô hoàn toàn. Vì vậy, người sử dụng sẻ không được đi lại trong khi sàn chưa khô ráo.
Ngoài ra, lớp phủ chống trơn trượt thường không có tuổi thọ lâu dài. Bạn sẽ phải phủ lại bề mặt khoảng vài năm một lần. Đặc biệt, hầu hết các lớp phủ chống trượt thường chỉ có màu xám đen. Nếu bạn thích một màu sắc khác, thì phương pháp này sẽ không còn phù hợp.
Chà nhám sàn gỗ
Nếu các lựa chọn ở trên không phù hợp với sàn gỗ giá rẻ nhà bạn, bạn cũng có thể áp dụng cách chà nhám và sơn lại sàn gỗ. Khi bạn thực hiện việc chà nhám này, các chất bẩn, vết trầy xước tích tụ trên nền theo thời gian sẽ được loại bỏ giúp sàn gỗ mới và đẹp hơn.
Phương pháp chống trơn trượt này có nhược điểm đó là chi phí cao. Bởi việc chà nhám rồi mới sơn lại sàn phải cần đến một đội thợ thi công chuyên nghiệp thực hiện.
Kết luận
Trên là thông tin về nguyên nhân sàn gỗ bị trơn trượt và cách khắc phục hiệu quả mà KAMA đã nghiên cứu, tổng hợp được. Mong rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và góp phần giúp bạn có được một không gian sống thoải mái, an toàn với bề mặt sàn gỗ không còn bị trơn trượt.